Thấy Uyển Mẫn im lặng, Mục Vân Phong cười nói: “Nếu vẫn chưa học được, tôi lại dạy em lần nữa.
Nếu như tôi có những suy nghĩ không nên có với em, em tuyệt đối đừng nương tay đấy nhé.”
Uyển Mẫn vứt dùi cui đi, đến trước quạt điện hóng gió, vẫn không nói gì.
“Nếu em thấy mình hiểu rồi thì cứ thử một lần đi, nhỡ chẳng may gặp chuyện thật, không có sức lực chống trả thì biết làm sao bây giờ? Tối nay tôi sẽ dạy tới khi nào em làm được thì thôi.
Có muốn thử một lần không?”
Ngoài miệng Mục Vân Phong nói vậy, nhưng chân tay lại bất động.
Anh không muốn chọc giận Uyển Mẫn vào ngày hôm nay.
Uyển Mẫn bực bội nói: “Có thể đừng đùa kiểu ấy được không?”
“Chẳng lẽ em thực sự yên tâm về tôi thế sao? Nếu như em yên tâm thật, tôi quẳng dùi cui đi vậy.”
Uyển Mẫn chạy tọt vào phòng vệ sinh, Mục Vân Phong cười cười nhìn theo, còn không quên nhắc nhở: “Nhớ khóa cửa đấy.”
Ở bên trong phòng vệ sinh, Uyển Mẫn khóa cửa, mở vòi nước, dùng tay vốc nước lạnh vỗ vỗ lên mặt, nhưng dù nhiệt độ trên mặt đã hạ thì tai cô vẫn nóng bừng.
Đó chính là bên tai mới nãy sượt qua môi Mục Vân Phong.
Lúc Mục Vân Phong tóm lấy tay cô, hai người kề sát bên nhau, trái tim cô đập liên hồi, cũng không biết có bị nghe thấy hay không nữa.
Uyển Mẫn tựa người vào cửa phòng vệ sinh, nhớ lại bộ dạng kém cỏi của mình ban nãy.
Bạn đang đọc truyện full miễn phí tại Truyện Hay Ho chấm Com
Bây giờ cô vẫn kém cỏi, trái tim vẫn còn nảy lên bình bịch.
Cô cố gắng điều chỉnh lại tâm tình, trong lòng âm thầm quyết định, chỉ cần cô kiên quyết, Mục Vân Phong sẽ không thể và cũng không dám làm gì cô.
Nghe thấy tiếng nước chảy trong phòng vệ sinh, Mục Vân Phong ngồi xuống trước quạt điện, tay lật giở một quyển sách.
Đây là một cuốn hướng dẫn bảo dưỡng đồng hồ.
Anh giở sách xoàn xoạt, hi vọng có thể giảm bớt phần nào tiếng nước rào rào trong kia.
Cuốn hướng dẫn này là anh trai gửi qua đường bưu điện cho anh, trên trang lót còn kèm theo vài lời chúc, chúc anh trở thành một người hữu ích.
Sự ra đời của Mục Vân Phong hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch của cha mẹ anh.
Trước khi sinh anh ra, hai người đã có nếp có tẻ, không hề chờ mong gì với việc nuôi dưỡng một sinh mệnh mới.
Mẹ anh cho rằng việc sinh thêm một đứa bé không thể không ảnh hưởng tới công việc của mình, cho dù có vú em và nhà giữ trẻ thì cũng không muốn sinh con.
Cha anh vô cùng ủng hộ ý kiến của vợ, lúc ấy ông còn đang độ tráng niên, nhu cầu sinh hoạt vợ chồng cao, vợ cho dù mang thai hay ở cữ đều rất ảnh hưởng tới ông.
Thế nhưng điều trùng hợp là, Mục Vân Phong lại sinh ra đúng sau cái năm Nhà nước bắt đầu quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc tránh thai, chuyện nạo phá thai cũng bị hạn chế.
Đến lúc mẹ anh phát hiện ra sự tồn tại của đứa bé trong bụng thì cũng chỉ còn biết trách chồng không cẩn thận, tuy chẳng thay đổi được gì nhưng vì cáu giận nên vẫn đuổi ông sang phòng sách ở.
Trước khi Mục Vân Phong chào đời, anh là chứng cứ phạm tội của cha, khiến ông vẫn luôn đuối lý trước mặt vợ mình.
Sau khi Mục Vân Phong chào đời, do sự thúc đẩy từ nhiều tầng lớp xã hội, lệnh cấm các biện pháp tránh thai bị dỡ bở, việc kiểm soát cũng được nới lỏng hơn trước.
Trong giai đoạn đó, cha mẹ anh cũng góp một phần nhỏ công sức vào cái sự thúc đẩy ấy.
Cha anh còn tích cực hơn cả mẹ anh, bởi vì ông biết nếu cứ cấm như thế mãi, vợ ông đảm bảo sẽ cho ông sống lại đời độc thân để tránh việc mang thai ngoài ý muốn.
Tục ngữ vẫn nói “nuôi đứa đầu tiên đọc sách, nuôi đứa thứ hai nhìn heo”.
Chị hai của Mục Vân Phong là con gái, vẫn còn được nuôi tử tế, đến lượt Mục Vân Phong thì hoàn toàn là chăn thả.
Anh vừa ra đời, quần áo cũ của anh trai lập tức có chỗ để dùng.
Một bộ đồ anh trai anh mặc mấy năm còn lành lặn, anh vừa mặc có vài hôm là đã thủng này rách kia, tựa như chứng minh anh không xứng được mặc quần áo mới vậy.
Cha mẹ anh cũng chẳng để tâm, trẻ con thời ấy đa phần đều mặc quần áo vá chằng vá đụp, con trai họ dùng đồ rách thì chứng tỏ nó đã thâm nhập được vào quần chúng.
Hồi còn nhỏ, Mục Vân Phong trông rất đáng yêu.
Chị gái coi anh như một con búp bê Tây Dương, lấy những chữ mình đã viết sẵn trên ô vuông ra, dạy anh đọc từng chữ một.
Ai dè con búp bê Tây Dương dỏm này chẳng đáng yêu một chút nào, nó xé hết chữ chị viết, lại còn vừa xé vừa cười.
Chị gái cho rằng đứa nhỏ này không dạy được, không thèm để ý đến nữa.
Anh cả của Mục Vân Phong từ hồi cấp hai đã tự học vật lý đại học, còn chị hai của anh thì cũng lớn lên trong phòng sách.
Duy chỉ có mình anh, ngay từ bé đã thiếu sự tôn trọng tối thiểu dành cho tri thức.
Song cha mẹ Mục Vân Phong lại không coi đây là chuyện gì to tát.
Nhà có quá nhiều phần tử trí thức chưa hẳn đã là điều hay, cho nên bọn họ cũng chẳng kỳ vọng ở con trai mình, muốn chơi bời gì thì tùy, miễn sao lớn lên khỏe mạnh bình an là được.
Ngay cả chuyện học đàn và học vẽ tranh cũng là tự Mục Vân Phong sắp xếp với những vị khách trong nhà.
Anh còn học nhiều thứ khác, nhưng chỉ có hai món này là anh kiên trì được mãi.
Đến khi Mục Vân Phong suốt ngày dẫn theo những đứa trẻ khác đi quấy phá khắp mọi nơi, cha mẹ anh mới ý thức được anh là một vấn đề, nếu không giáo dục chu đáo thì mai sau ắt thành tai họa.
Mẹ anh giao trách nhiệm dạy bảo con lại cho chồng, bởi vì nếu không phải hôm ấy ông nhất quyết dọn từ phòng sách vào phòng ngủ, đứa con này cũng sẽ không được sinh ra.
Ngoài mặt cha Mục Vân Phong hết lời an ủi vợ mình, nói con nghịch ngợm một chút cũng chẳng có gì không tốt, ít nhất là nó khỏe mạnh, nhưng sau lưng lại gọi con trai vào phòng sách dạy dỗ suốt một hồi lâu, tiện thể giao trách nhiệm trông coi em út cho hai đứa con khác của mình, bảo hai đứa khi làm việc riêng thì để mắt tới em một chút.
Thế nhưng cái sự trông em của họ chỉ giới hạn trong việc quăng cho nó một quyển sách, bảo nó đọc cho cẩn thận, còn họ lại đi làm chuyện của mình.
Sự quan tâm của họ dành cho em trai có hạn, đến khi Mục Vân Phong đã đi gây họa xong trở về, bọn họ vẫn chưa phát hiện là anh từng ra khỏi nhà.
Cha anh cuối cùng cũng mất sạch kiên nhẫn với anh, hễ cứ có người tới mách là trực tiếp xách anh vào phòng sách tẩn cho một trận, ngay cả giáo dục bằng miệng cũng lười.
Bị đánh nhiều lần, Mục Vân Phong dần dà mò ra quy luật, còn chưa ăn đòn đã chạy.
Cha mẹ Mục Vân Phong đã từng vắt óc nghĩ không ít cách để quản giáo anh, bao gồm đưa anh đi học nội trú, cắt tiền tiêu vặt của anh, bắt anh tự giặt quần áo và đổi phương pháp khiến anh chịu khổ.
Tới khi anh hơi thay đổi, có vẻ đã bị cảm hóa, bọn họ lại đưa anh ra ngoài ăn tiệm, tặng anh một cây vĩ cầm mới thật đẹp, mua cho anh đủ loại màu vẽ tốt nhất.
Cuộc sống của anh luôn luôn biến đổi, tùy thuộc vào việc anh có gây chuyện bên ngoài hay không.
Ban đầu là cha mẹ anh cố ý tạo dựng hoàn cảnh để anh chịu khổ, còn sau đó là khổ thật, nhưng trước đấy đã bắt chước nhiều rồi nên cũng chẳng có gì không quen.
Bát đ ĩa dư lại trong nhà, ngoại trừ một cái bát tô để ăn cơm ra thì còn lại anh đều dùng pha màu vẽ cả.
Đến khi cái bát kia chẳng may bị vỡ, anh đành cắn răng lau sạch màu vẽ, lấy cái để đựng khoai lang và cháo nấu với rau khô.
Người khác bảo anh báo cáo cha mẹ, vạch rõ giới hạn với họ, nhưng Mục Vân Phong không chịu.
Anh cho rằng cha mẹ mình, ngoài việc bắt một mầm non của chủ nghĩa xã hội như anh tiếp thu nền giáo dục bần nông và trung nông ra, thì chẳng phạm phải sai lầm gì không thể tha thứ được cả.
Cũng phải sau khi gia đình gặp nạn thì Mục Vân Phong mới gắn bó với anh chị ruột.
Trong phong trào xâu chuỗi liên kết cả nước, anh bán hết tất cả đồ đạc có thể bán được trong nhà để lấy lộ phí, bỏ ít tiền ra mua hai bình rau củ muối chua tại một cửa tiệm nổi danh, ngồi xe lửa miễn phí đi thăm anh chị mình, để cho bọn họ nếm thử một chút hương vị quê nhà.
Anh trai và chị gái đều cho anh tiền, nhưng Mục Vân Phong không lấy.
So với anh, bọn họ càng ít khả năng chịu khổ hơn.
Lên cấp hai, Mục Vân Phong và Uyển Mẫn học khác lớp, hai người ít có cơ hội tiếp xúc.
Thỉnh thoảng chạm mặt nhau, anh cũng chỉ nhìn cô cười cười, không lên tiếng chào hỏi gì.
Uyển Mẫn có hơi tránh anh, chắc là sợ anh vay tiền.
Anh cũng chẳng vay tiền cô nữa, bởi vì anh biết vay rồi rất có thể không trả được.
Tuy nhiên có một lần anh vô tình gặp được Uyển Mẫn trên đường.
Uyển Mẫn len lén nhét một đồng tiền vào tay anh, nói là thấy trong cái hòm, cố ý đưa trả lại anh.
Nhưng anh biết, trong cái hòm của anh chẳng có đồng tiền nào cả.
Song anh vẫn tiêu đồng tiền ấy.
Anh đến quán cơm gọi thịt lợn chiên xù và hai ly kem, oánh một bữa đã đời.
Sau đó mỗi lần gặp mặt Uyển Mẫn, cô lại vờ như không hề quen anh.
Đại khái là cô không mấy tin vào nhân phẩm của anh, sợ anh nói dối là trong hòm vẫn còn tiền, lại tìm cô đòi tiền tiếp.
Anh định đi làm thanh niên trí thức ở binh đoàn hoặc nông trường, tuy vất vả nhưng vào được biên chế là sẽ có lương.
Thế nhưng xuất thân của anh không tốt cho nên chuyện lại không thành, chỉ có thể đi cắm đội.
Kể từ khi cắm đội, anh chưa từng gặp lại Uyển Mẫn lần nào nữa.
Thấy Uyển Mẫn im lặng, Mục Vân Phong cười nói: “Nếu vẫn chưa học được, tôi lại dạy em lần nữa.
Nếu như tôi có những suy nghĩ không nên có với em, em tuyệt đối đừng nương tay đấy nhé.”
Uyển Mẫn vứt dùi cui đi, đến trước quạt điện hóng gió, vẫn không nói gì.
“Nếu em thấy mình hiểu rồi thì cứ thử một lần đi, nhỡ chẳng may gặp chuyện thật, không có sức lực chống trả thì biết làm sao bây giờ? Tối nay tôi sẽ dạy tới khi nào em làm được thì thôi.
Có muốn thử một lần không?”
Ngoài miệng Mục Vân Phong nói vậy, nhưng chân tay lại bất động.
Anh không muốn chọc giận Uyển Mẫn vào ngày hôm nay.
Uyển Mẫn bực bội nói: “Có thể đừng đùa kiểu ấy được không?”
“Chẳng lẽ em thực sự yên tâm về tôi thế sao? Nếu như em yên tâm thật, tôi quẳng dùi cui đi vậy.”
Uyển Mẫn chạy tọt vào phòng vệ sinh, Mục Vân Phong cười cười nhìn theo, còn không quên nhắc nhở: “Nhớ khóa cửa đấy.”
Ở bên trong phòng vệ sinh, Uyển Mẫn khóa cửa, mở vòi nước, dùng tay vốc nước lạnh vỗ vỗ lên mặt, nhưng dù nhiệt độ trên mặt đã hạ thì tai cô vẫn nóng bừng.
Đó chính là bên tai mới nãy sượt qua môi Mục Vân Phong.
Lúc Mục Vân Phong tóm lấy tay cô, hai người kề sát bên nhau, trái tim cô đập liên hồi, cũng không biết có bị nghe thấy hay không nữa.
Uyển Mẫn tựa người vào cửa phòng vệ sinh, nhớ lại bộ dạng kém cỏi của mình ban nãy.
Bạn đang đọc truyện full miễn phí tại Truyện Hay Ho chấm Com
Bây giờ cô vẫn kém cỏi, trái tim vẫn còn nảy lên bình bịch.
Cô cố gắng điều chỉnh lại tâm tình, trong lòng âm thầm quyết định, chỉ cần cô kiên quyết, Mục Vân Phong sẽ không thể và cũng không dám làm gì cô.
Nghe thấy tiếng nước chảy trong phòng vệ sinh, Mục Vân Phong ngồi xuống trước quạt điện, tay lật giở một quyển sách.
Đây là một cuốn hướng dẫn bảo dưỡng đồng hồ.
Anh giở sách xoàn xoạt, hi vọng có thể giảm bớt phần nào tiếng nước rào rào trong kia.
Cuốn hướng dẫn này là anh trai gửi qua đường bưu điện cho anh, trên trang lót còn kèm theo vài lời chúc, chúc anh trở thành một người hữu ích.
Sự ra đời của Mục Vân Phong hoàn toàn nằm ngoài kế hoạch của cha mẹ anh.
Trước khi sinh anh ra, hai người đã có nếp có tẻ, không hề chờ mong gì với việc nuôi dưỡng một sinh mệnh mới.
Mẹ anh cho rằng việc sinh thêm một đứa bé không thể không ảnh hưởng tới công việc của mình, cho dù có vú em và nhà giữ trẻ thì cũng không muốn sinh con.
Cha anh vô cùng ủng hộ ý kiến của vợ, lúc ấy ông còn đang độ tráng niên, nhu cầu sinh hoạt vợ chồng cao, vợ cho dù mang thai hay ở cữ đều rất ảnh hưởng tới ông.
Thế nhưng điều trùng hợp là, Mục Vân Phong lại sinh ra đúng sau cái năm Nhà nước bắt đầu quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu thuốc tránh thai, chuyện nạo phá thai cũng bị hạn chế.
Đến lúc mẹ anh phát hiện ra sự tồn tại của đứa bé trong bụng thì cũng chỉ còn biết trách chồng không cẩn thận, tuy chẳng thay đổi được gì nhưng vì cáu giận nên vẫn đuổi ông sang phòng sách ở.
Trước khi Mục Vân Phong chào đời, anh là chứng cứ phạm tội của cha, khiến ông vẫn luôn đuối lý trước mặt vợ mình.
Sau khi Mục Vân Phong chào đời, do sự thúc đẩy từ nhiều tầng lớp xã hội, lệnh cấm các biện pháp tránh thai bị dỡ bở, việc kiểm soát cũng được nới lỏng hơn trước.
Trong giai đoạn đó, cha mẹ anh cũng góp một phần nhỏ công sức vào cái sự thúc đẩy ấy.
Cha anh còn tích cực hơn cả mẹ anh, bởi vì ông biết nếu cứ cấm như thế mãi, vợ ông đảm bảo sẽ cho ông sống lại đời độc thân để tránh việc mang thai ngoài ý muốn.
Tục ngữ vẫn nói “nuôi đứa đầu tiên đọc sách, nuôi đứa thứ hai nhìn heo”.
Chị hai của Mục Vân Phong là con gái, vẫn còn được nuôi tử tế, đến lượt Mục Vân Phong thì hoàn toàn là chăn thả.
Anh vừa ra đời, quần áo cũ của anh trai lập tức có chỗ để dùng.
Một bộ đồ anh trai anh mặc mấy năm còn lành lặn, anh vừa mặc có vài hôm là đã thủng này rách kia, tựa như chứng minh anh không xứng được mặc quần áo mới vậy.
Cha mẹ anh cũng chẳng để tâm, trẻ con thời ấy đa phần đều mặc quần áo vá chằng vá đụp, con trai họ dùng đồ rách thì chứng tỏ nó đã thâm nhập được vào quần chúng.
Hồi còn nhỏ, Mục Vân Phong trông rất đáng yêu.
Chị gái coi anh như một con búp bê Tây Dương, lấy những chữ mình đã viết sẵn trên ô vuông ra, dạy anh đọc từng chữ một.
Ai dè con búp bê Tây Dương dỏm này chẳng đáng yêu một chút nào, nó xé hết chữ chị viết, lại còn vừa xé vừa cười.
Chị gái cho rằng đứa nhỏ này không dạy được, không thèm để ý đến nữa.
Anh cả của Mục Vân Phong từ hồi cấp hai đã tự học vật lý đại học, còn chị hai của anh thì cũng lớn lên trong phòng sách.
Duy chỉ có mình anh, ngay từ bé đã thiếu sự tôn trọng tối thiểu dành cho tri thức.
Song cha mẹ Mục Vân Phong lại không coi đây là chuyện gì to tát.
Nhà có quá nhiều phần tử trí thức chưa hẳn đã là điều hay, cho nên bọn họ cũng chẳng kỳ vọng ở con trai mình, muốn chơi bời gì thì tùy, miễn sao lớn lên khỏe mạnh bình an là được.
Ngay cả chuyện học đàn và học vẽ tranh cũng là tự Mục Vân Phong sắp xếp với những vị khách trong nhà.
Anh còn học nhiều thứ khác, nhưng chỉ có hai món này là anh kiên trì được mãi.
Đến khi Mục Vân Phong suốt ngày dẫn theo những đứa trẻ khác đi quấy phá khắp mọi nơi, cha mẹ anh mới ý thức được anh là một vấn đề, nếu không giáo dục chu đáo thì mai sau ắt thành tai họa.
Mẹ anh giao trách nhiệm dạy bảo con lại cho chồng, bởi vì nếu không phải hôm ấy ông nhất quyết dọn từ phòng sách vào phòng ngủ, đứa con này cũng sẽ không được sinh ra.
Ngoài mặt cha Mục Vân Phong hết lời an ủi vợ mình, nói con nghịch ngợm một chút cũng chẳng có gì không tốt, ít nhất là nó khỏe mạnh, nhưng sau lưng lại gọi con trai vào phòng sách dạy dỗ suốt một hồi lâu, tiện thể giao trách nhiệm trông coi em út cho hai đứa con khác của mình, bảo hai đứa khi làm việc riêng thì để mắt tới em một chút.
Thế nhưng cái sự trông em của họ chỉ giới hạn trong việc quăng cho nó một quyển sách, bảo nó đọc cho cẩn thận, còn họ lại đi làm chuyện của mình.
Sự quan tâm của họ dành cho em trai có hạn, đến khi Mục Vân Phong đã đi gây họa xong trở về, bọn họ vẫn chưa phát hiện là anh từng ra khỏi nhà.
Cha anh cuối cùng cũng mất sạch kiên nhẫn với anh, hễ cứ có người tới mách là trực tiếp xách anh vào phòng sách tẩn cho một trận, ngay cả giáo dục bằng miệng cũng lười.
Bị đánh nhiều lần, Mục Vân Phong dần dà mò ra quy luật, còn chưa ăn đòn đã chạy.
Cha mẹ Mục Vân Phong đã từng vắt óc nghĩ không ít cách để quản giáo anh, bao gồm đưa anh đi học nội trú, cắt tiền tiêu vặt của anh, bắt anh tự giặt quần áo và đổi phương pháp khiến anh chịu khổ.
Tới khi anh hơi thay đổi, có vẻ đã bị cảm hóa, bọn họ lại đưa anh ra ngoài ăn tiệm, tặng anh một cây vĩ cầm mới thật đẹp, mua cho anh đủ loại màu vẽ tốt nhất.
Cuộc sống của anh luôn luôn biến đổi, tùy thuộc vào việc anh có gây chuyện bên ngoài hay không.
Ban đầu là cha mẹ anh cố ý tạo dựng hoàn cảnh để anh chịu khổ, còn sau đó là khổ thật, nhưng trước đấy đã bắt chước nhiều rồi nên cũng chẳng có gì không quen.
Bát đ ĩa dư lại trong nhà, ngoại trừ một cái bát tô để ăn cơm ra thì còn lại anh đều dùng pha màu vẽ cả.
Đến khi cái bát kia chẳng may bị vỡ, anh đành cắn răng lau sạch màu vẽ, lấy cái để đựng khoai lang và cháo nấu với rau khô.
Người khác bảo anh báo cáo cha mẹ, vạch rõ giới hạn với họ, nhưng Mục Vân Phong không chịu.
Anh cho rằng cha mẹ mình, ngoài việc bắt một mầm non của chủ nghĩa xã hội như anh tiếp thu nền giáo dục bần nông và trung nông ra, thì chẳng phạm phải sai lầm gì không thể tha thứ được cả.
Cũng phải sau khi gia đình gặp nạn thì Mục Vân Phong mới gắn bó với anh chị ruột.
Trong phong trào xâu chuỗi liên kết cả nước, anh bán hết tất cả đồ đạc có thể bán được trong nhà để lấy lộ phí, bỏ ít tiền ra mua hai bình rau củ muối chua tại một cửa tiệm nổi danh, ngồi xe lửa miễn phí đi thăm anh chị mình, để cho bọn họ nếm thử một chút hương vị quê nhà.
Anh trai và chị gái đều cho anh tiền, nhưng Mục Vân Phong không lấy.
So với anh, bọn họ càng ít khả năng chịu khổ hơn.
Lên cấp hai, Mục Vân Phong và Uyển Mẫn học khác lớp, hai người ít có cơ hội tiếp xúc.
Thỉnh thoảng chạm mặt nhau, anh cũng chỉ nhìn cô cười cười, không lên tiếng chào hỏi gì.
Uyển Mẫn có hơi tránh anh, chắc là sợ anh vay tiền.
Anh cũng chẳng vay tiền cô nữa, bởi vì anh biết vay rồi rất có thể không trả được.
Tuy nhiên có một lần anh vô tình gặp được Uyển Mẫn trên đường.
Uyển Mẫn len lén nhét một đồng tiền vào tay anh, nói là thấy trong cái hòm, cố ý đưa trả lại anh.
Nhưng anh biết, trong cái hòm của anh chẳng có đồng tiền nào cả.
Song anh vẫn tiêu đồng tiền ấy.
Anh đến quán cơm gọi thịt lợn chiên xù và hai ly kem, oánh một bữa đã đời.
Sau đó mỗi lần gặp mặt Uyển Mẫn, cô lại vờ như không hề quen anh.
Đại khái là cô không mấy tin vào nhân phẩm của anh, sợ anh nói dối là trong hòm vẫn còn tiền, lại tìm cô đòi tiền tiếp.
Anh định đi làm thanh niên trí thức ở binh đoàn hoặc nông trường, tuy vất vả nhưng vào được biên chế là sẽ có lương.
Thế nhưng xuất thân của anh không tốt cho nên chuyện lại không thành, chỉ có thể đi cắm đội.
Kể từ khi cắm đội, anh chưa từng gặp lại Uyển Mẫn lần nào nữa.