Trong cuốn “Trần kỷ” của Hà Lương Thần đời Minh có nói: “Kẻ thiện chiến… tất dĩ tật nhi yểm trì”. Trong các chiến dịch thông thường phải dĩ tật yểm trì, nghĩa là phải tìm ra kẽ hở của đối thủ nhanh chóng như sấm nổ không kịp bịt tai, quân đến nhanh không kịp đề phòng, cố gắng tìm ra kẽ hở trước khi đối thủ phát hiện và lấp kẻ hỡ đó.
Diêu Sùng bình sinh vốn không tin Phật, Lão nhưng lúc lâm chung vẫn lo lắng một chuyện. Lúc trước còn sống cùng Trương Thuyết cả hai đều là Tể tướng nhưng lại không hợp nhau. Lúc Trương Thuyết bị đày ra khỏi kinh thành cũng là do bản tấu của Diêu Sùng. Sau này khi mình chết đi, nếu một ngày kia Trương Thuyết được trở lại đương triều thì vấn tính hẹp hòi, Trương Thuyết chắc chắn sẽ trút hết nỗi oán hận lên đầu con cháu mình. Vì thế, Diêu Sùng gọi con cháu đến trước giường bệnh truyền ột kế: “Ta làm Tể tướng đã nhiều năm, những gì để lại cho đời sau không ít nên sau khi ta chết trên bia mộ nên có một bài văn do người nổi tiếng viết. Trên văn đàn hiện nay Trương Thuyết là kẻ đứng đầu. Nhưng nếu trực tiếp đến xin ông ta viết thì nhất định sẽ bị từ chối. Các con hãy đặt trước linh cữu của ta một báu vật, lúc đến viếng nếu Trương Thuyết nhìn thấy mà không để ý gì thì nghĩa là vẫn còn hận ta và cái họa sắp đến, lúc đó cần phải nhanh chóng trốn về quê ngay. Còn nếu Trương Thuyết sờ vào, có ý ngưỡng mộ thì có thể thấy Trương Thuyết vì cái lợi mà quên hận thì có cơ hội đó. Lúc đó con hãy chuyển lời ta rằng báu vật đó tặng cho ông ta. Đồng thời xin ông ta viết ột bản bài minh và xin ông ta viết nhanh cho, càng nhanh càng tốt. Cần phải nhớ là ngay khi cầm được bài minh thì phải khắc ngay lên đá, lập tức mời hoàng đế xem tận mắt. Nhớ là phải rất nhanh chóng, nếu không Trương Thuyết mà hối tiếc thì bao công lao đều đổ xuống sông xuống biển hết, đến lúc đó thì chết cũng không có chỗ chôn”.
Diêu Sùng nói xong nhắm mắt qua đời. Các con trai của ông ta phát cáo phó đồng thời làm theo di ngôn của cha. Trương Thuyết có việc phải vào tấu với vua, nghe tin Diêu Sùng chết nên đến nhà để viếng. Nhìn thấy báu vật trên bàn thì mắt sáng rực, không ngừng xoa xoa lên báu vật.
Con trai Diêu Sùng thấy vậy vội bước lên phía trước nói “Tiên phụ có di ngôn rằng trong số các bạn đồng liêu ai viết bia văn cho ông thì sẽ tặng số báu vật này. Minh công là một đại văn hào đương đại đương nhiên là không coi trọng châu ngọc, nhưng anh em tôi sẽ không bao giờ quên, chút báu vật tạ ơn này quả là nhỏ bé không đáng kể gì”.
Trương Thuyết thấy một bài văn bia đáng giá nhiều châu báu như vậy nên vui vẻ đồng ý ngay. Anh em nhà họ Diêu vội vàng bái lạy tạ ơn đồng thời xin Trương Thuyết nhanh chóng viết xong.
Trương Thuyết mừng quá đi như chạy, về đến nhà là bắt đầu viết ngay. Không ngờ vừa viết xong bia văn là nhà họ Diêu đã mang báu vật đến. Trương Thuyết nhìn thấy báu vật là mải mê ngắm nghía chẳng nghĩ ngợi gì nhiều, nên đưa ngay văn bia cho gia nhân nhà họ Diêu bảo đem về.
Anh em họ Diêu vừa nhìn thấy văn bia, thấy trên đó toàn những từ ngữ ca ngợi công đức thì rất đỗi vui mừng vừa ý. Họ lập tức theo lời cha dặn, thuê người đến ngay trong đêm khắc văn bia đó lên đá, mặt khác dâng bản thảo do chính tay Trương Thuyết viết vào triều. Huyền Tông vừa nhìn thấy đã hết lời khen thưởng: “Hiền tướng như vậy, mỹ văn như vậy, quả có thể gọi là hào hoa phong nhã”.
Trương Thuyết nghe tin Huyền Tông ca ngợi Diêu Sùng lập tức tỉnh ngộ ra rằng: Ta với Diêu Sùng vốn có hiềm khích với nhau vậy mà nay lại quay lại tán dương ông ta. Sau này không những không thể tìm cách báo thù mà lại cón phải ra sức biện hộ cho Diêu Sùng để cho thống nhất với những lời trên văn bia. Vì vậy vội vàng sai người đến Diêu gia đòi lại bản thảo lấy cớ rằng bản thảo đó viết còn cẩu thả phải chỉnh sửa lại.
Nào ngờ họ trả lời rằng bản thảo đó đã được khắc lên bia đá và cũng đã trình hoàng thượng ngự lãm, hoàng đế cũng đã đồng ý rồi. Trương Thuyết không kìm được buột miệng nói: “Đây đúng là di sách của Diêu Sùng. Một người còn sống như Trương Thuyết ta đây lại nằm trong tính toán của tên Diêu Sùng đã chết đó rồi!”. Từ đó về sau Trương Thuyết tuy trong lòng tức giận nhưng cũng chẳng làm gì được, lại còn mượn tiếng đại hiền tướng Diêu Sùng suốt ngày giúp con cháu ông ta thoát tội, đề bạt cất nhắc.
Hiển nhiên là việc một người chết như Diêu Sùng muốn lợi dụng kẽ hở của một người sống là Trương Thuyết thì phải bao gồm nhiều khâu. Nhưng khi thực hiện mánh khóe đó thì trong mỗi một khâu đều phải có một chữ “nhanh”. Trương Thuyết thấy lợi quên thù cầm lấy báu vật thì phải “nhanh chóng” cầu văn, lúc Trương Thuyết viết xong chờ báu vật thì phải “nhanh chóng” mang đến để đổi lấy bản thảo; lúc đã có được bản thảo thì càng phải nhanh chóng khắc lên bia đá đồng thời đạt được sự cho phép của hoàng đế. Vì sao lại phải vội vàng như vậy . Vì cái “kẽ hở” hám lợi quên nghĩa đó lúc nào cũng có thể bị Trương Thuyết phát hiện và bù lấp. Trong cạnh tranh thương mại cũng có lúc cần phải biết lợi dụng kẽ hở mà việc đó trong kinh doanh cũng phải nắm được chữ “nhanh”.
Rockerfeller muốn độc chiếm thị trường dầu khí Mỹ, vì thế công ty ống dẫn dầu trở thành cái gai trong mắt họ. Đặc biệt là khi công ty Tader lắp đặt ở nơi sản xuất dầu khí một đường ống dẫn dầu có tốc độ lưu thông lớn đến tận sát mép hồ đã uy hiếp rất lớn đến công ty họ. Nếu không làm cho đường ống dầu đó sập đổ thì họ không thể ăn ngon ngủ yên được. Để làm được điều đó, Rockerfeller rất muốn lắp đặt một đường ống dẫn dầu lớn song song với nó. Nhưng đường ống dầu đó phải đi qua huyện Bariser mà huyện đó lại nằm trong phạm vi quyền hạn của Tader. Vì muốn đề phòng việc đối thủ cạnh tranh chen chân vào, công ty Tader đã buộc hội nghị thông qua một quyết định tuyên bố ngoài đường ống đã được lắp đặt ra thì sẽ không cho phép bất cứ đường ống dầu nào đi qua huyện này nữa.
Đây quả là một bài toán khó dường như không có lời giải. Song người đứng đầu ngành dầu khí chưa bao giờ biết cúi đầu trước khó khăn cả. ông phải tìm cho ra kẽ hở trong tuyên bố đó Rockerfeller đã nghiên cứu từng câu chữ trong tuyên bố rất nhiều lần và cuối cùng đã tìm ra kẽ hở mà ông cần.
Một đêm không trăng trong huyện xuất hiện một nhóm người, họ đem theo máy tiện, cuốc chim, chỉ chăm chú đào đất. Rất nhanh sau đó một đường hào đã đào xong. Tiếp đó họ chôn một đường ống dầu to xuống rãnh. Đường ống đã được lắp đặt một cách rất nhanh chóng, sau cùng họ lấp đường hào đó lại Thế là trời chưa sáng họ đã hoàn thành xong công việc, chờ những tin tức trọng đại sắp được phát đi.
Hôm sau, mọi người phát hiện ra công ty dầu khí Mifu của Rockerfeller đã lắp đặt trong huyện một đường dẫn dầu. Đứng trước sự việc vi phạm pháp luật một cách công nhiên như vậy, nhà đương cục của huyện lập tức chuẩn bị khởi tố kẻ phạm tội.
Sự kiện này làm kinh động đến báo giới, rất nhiều ký giả đã ùn ùn kéo đến. Rockerfeller triệu tập một cuộc họp báo, tại đó ông nói: “Quyết định của cuộc họp huyện đã quy định rất rõ, ngoài những ống dầu đã được lắp đặt xong ra không cho phép các ống dầu khác qua huyện. Vì vậy tôi hy vọng các vị đến hiện trường tham quan một chút để thẩm định xem đường ống dầu của chúng tôi đã lắp đặt xong hay chưa. Nếu đã lắp đặt xong thì có nghĩa là đường ống đó hoàn toàn hợp pháp; còn nếu chưa xong thì có thể phá bỏ đi”.
Các phóng viên đều trố mắt đờ đẫn cả ra. Hội nghị huyện thì hiểu rằng quyết định của mình không chặt chẽ nên vô cớ bị lợi dụng kẽ hở nên chẳng còn cách nào khác đành phải gác lại coi như xong vụ kiện này.
Rõ ràng Rockerfeller đã phát hiện ra rằng trước khi lắp đặt đường ống dầu, ông phải làm sao để lắp đặt xong một cách nhanh chóng nhất, từ đó mà lợi dụng được kẽ hở pháp luật. Điểm mấu chốt ở sự thành bại là ở sự khác biệt giữa “đang” và “đã”, sao có thể lề mề chậm chạp được?