Uy Hải mặc dù không phải là một thành phố du lịch nổi tiếng, nhưng nơi này cảnh đẹp vẫn có rất nhiều. Tuy nhiên Cổ Dục lại không có hứng thú với cảnh vật ở đây.
Bởi vì tính cách của Cổ Dục có chút cực đoan.
Nếu như ở đây có những địa điểm liên quan tới những trận chiến đấu hào hùng của dân tộc thì hắn còn hứng thú đi xem. Thế nhưng đáng tiếc lịch sử nơi đây khá tối tăm, cho nên hắn cũng không có hứng thú lắm.
Ở đây ngoại trừ những di tích lịch sử kia thì vẫn có vài chỗ khiến cho Cổ Dục cảm thấy hứng thú, ví dụ như bến tàu chẳng hạn.
Đừng quên Cổ Dục đối với những loại hải sản nhỏ vẫn cảm thấy rất hứng thú, mà những loại hải sản này đều dùng lưỡi câu để câu lên. Cho nên chẳng mấy khi mới tới bờ biển, hắn đương nhiên phải mua nhiều một chút. Không cần phải nói nhiều, việc đem những loại hải sản này về nuôi cũng là một ý kiến không tệ.
Dùng điện thoại di động tra thông tin, rất nhanh Cổ Dục đã tìm thấy một vài bến tàu. Hắn đón một chiếc xe đi tới bến tàu có khoảng cách gần nhất so với nơi hắn đang ở.
Trong tháng 7, có vài nơi đang trong thời gian cấm đánh bắt cá. Nhưng có vài nơi vẫn cho phép quăng lưới đánh cá gần bờ, mà chỗ Cổ Dục tới là một trong những nơi như vậy.
Phải công nhận vận mai của hắn thật là tốt, nếu như hắn đi vào buổi sáng thì chắc chắn sẽ không có cá. Bởi vì ngư dân ở đây đều đi bắt cá vào buổi sáng sớm tới buổi chiều bọn họ mới trở về.
Lúc hắn vừa đến nơi cũng chính là lúc thuyền đánh cá cập vào bến cảng.
Khi Cổ Dục vừa đến bến tàu thì phát hiện có một số ngư dân trở về từ sớm đang đưa cá lên bờ.
Ngư dân đi đánh bắt cá không giống như ở chợ thủy sản, bởi vì trong lưới cá này không ai biết sẽ vớt lên những loại cá nào, vì vậy khi nhìn vào trong lưới sẽ thấy rất nhiều cá và đa dạng về chủng loại.
Những người này vừa bày quầy hàng ra bán vừa phân các loại hải sản ra. Họ cũng đem những loại hải sản to nhỏ khác nhau để ở chỗ riêng biệt.
Bởi vì là câu cá gần bờ nên những loại tôm hùm hay cá lớn hầu như rất hiếm.
Nhiều nhất ở đây có lẽ là tôm tích, một số nơi còn gọi nó là tôm búa hay bề bề. Ngoài tôm tít ra thì còn có nghêu sò ốc hến, tôm, cua…
Nhìn những con vật này trong đầu của Cổ Dục đã bắt đầu suy nghĩ nên làm gì với chúng nó. Dù sao mấy con vật này muốn câu thì có lẽ phải câu từ sáng sớm đến chiều tối mới được. Hơn nữa, một lần chỉ câu được một con đúng là quá phiền toái, mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị, cho nên hắn quyết định trực tiếp mua về ăn cho nhanh. Nhìn xem mấy thứ này, hắn biết hôm nay có lẽ hắn sẽ cần phải mua rất nhiều rồi đây.
Bạn đang đọc truyện full miễn phí tại Truyện Hay Ho chấm Com
“Tôm này bán thế nào vậy?”
“Giá 62 tệ một kg, cậu xem những con tôm này đều là tôm sống vừa mới đánh bắt xong, cho nên mang về nhà ăn nhất định sẽ rất ngon.”
“Vậy tôm tít này thì bán như thế nào?”
“Loại nhỏ thì 90 còn loại lớn lớn thì 110, cậu có muốn mua không? Nếu mua tôi sẽ lấy giá rẻ cho, loại lớn hai kg chỉ 210 tệ thôi.”
“Còn cua thì sao?”
“Loại nhỏ 60 loại vừa 90 loại to nhất là 240.”
Tại một nơi trên bến tàu Cổ Dục vừa đi dạo, tình cờ ghé vào một quầy hỏi.
Hải sản ở thành phố Uy Hải chủ yếu là được đánh bắt từ biển Hoàng Hải. Mà Hoàng Hải là một trong bốn biển tiếp giáp với Trung Quốc đó là Bột Hải, Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và biển Đông.
Bốn vùng biển này mỗi vùng đều đánh bắt ra những loài hải sản khác nhau.
Ở phía Bắc của biển Bột Hải đánh bắt được các loại sò hến, hải sâm và cá hố.
Sò hến, hải sâm và cá hố được đánh bắt ở nơi đây là ngon nhất tại Trung Quốc. Vì vậy biển Bột Hải tương đối nổi tiếng về những loại hải sản này.
Còn biển Hoàng Hải thì hải sản nổi tiếng nhất đó là hàu. Và ở thành phố Uy Hải này thì hàu sữa chính là đặc sản nổi danh nhất cả nước.
Đây là nơi duy nhất trong cả nước có thể cạnh tranh được với hàu ngọc lục bảo của châu âu hay là hàu Girardeau. Đặc điểm của hàu ở đây chính là bên trong có nhiều thịt, kích thước to và có mùi vị thơm ngon.
Xuống một xíu nữa chính là biển Hoa Đông, chính là vùng biển giáp với Giang Tô, Chiết Giang là cảng cá nổi tiếng nhất. Ở đây nổi danh nhất là cá và cua.
Nổi tiếng nhất chính là cá đù vàng. Mặc dù loài cá này ở đâu cũng có nhưng mà ở đây lại là nơi có sản lượng cao nhất. Nổi tiếng thứ hai chính là cua, cua ở đây thì đặc biệt mập.
Xuống nữa chính là biển Đông. Ở đây nổi tiếng nhất là các loại ghẹ biển, ví dụ như ghẹ xanh là loại ghẹ to nhất, ngon nhất. Ngoài ra ở đây còn có tôm hùm, sản lượng tôm hùm ở đây cũng là cao nhất.
Bản thân là một người tham ăn. À không, là một người đầu bếp thì Cổ Dục đối với những loài vật này rất là quen thuộc.
Hiện tại đã tới Uy Hải, hắn chắc chắn phải mua những đặc sản hải sản ở đây, còn về những thứ khác thì hắn không quan tâm.
Ví dụ như con cua này, cua bơi ở vùng trung lưu và hạ lưu biển Hoàng Hải bán rất đắt, Cổ Dục chắc chắn sẽ không mua.
Cổ Dục đã mua rất nhiều hải sản, như tôm hay sò hến đều là loại tốt nhất. Chính vì vậy trong lúc không để ý hắn đã tiêu tốn hết hai mươi ngàn tệ. Ở nơi không có người cũng như không có camera, hắn tranh thủ để những hải sản đó vào trong bể nước bí mật của mình. Ngoại trừ hàu thì hắn cũng cảm thấy cực kỳ hài lòng với số tôm tít mua được.
Hắn không mua những loại tôm tít thông thường, bởi vì ở Cáp Nhĩ Tân cũng có bán. Tôm tít hắn mua là loại tôm tít vô cùng hiếm có. Loại tôm tít đặc biệt này khác với tôm tít thường ở chỗ màu sắc trên thân của nó trắng mịn hơn, nhìn xinh đẹp hơn nhiều.
Loại tôm tít này được gọi là tôm bọ ngựa, tên khoa học là tôm răng đảo, chúng sinh sống ở đáy biển sâu khoảng 75 mét so với mực nước biển. Loại này từ Ấn Độ đến Châu Úc đều có. Nhưng có lẽ Nhật Bản là quốc gia đầu tiên phát hiện ra, nên được gọi là Tôm răng Nhật Bản.