Mưu Trí Thời Tần Hán

Quyển 4 - Chương 64: Phân hóa để làm tan rả, phá từng thứ một

Bấm vào đây để nghe audio
Quyển 4 - Chương 64: Phân hóa để làm tan rả, phá từng thứ một

Sau khi trải qua 8 năm loạn An – Sử, vương triều Đường đã sức cùng lực kiệt nên đành phải chấp nhận sự đầu hàng của phiến quân, cho phép chúng làm Tiết độ sứ ở đó, cát cứ một phương. Vào thời Đường Huyền Tông ở biên giới đã có 10 Tiết độ sứ. Trong quá trình dẹp loạn, để tiện cho việc đánh trận, trù lương lại có thêm hàng loạt các vị Tiết độ sứ ở Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Tây, Hà Nam, Sơn Đông; để chống lại nguy cơ lợi dụng sơ hở để xâm nhập của Thổ Phồn, lại có thêm rất nhiều Tiết độ sứ ở Hà Tây, Lũng Hữu, Tứ Xuyên và thêm cả An sứ dư bộ, cả nước đã có tới 40 Tiết độ sứ. Đường Đại Tông luôn luôn nghi kỵ công thần, lại sợ các tướng soái có quyền hành lớn sẽ bắt chước An Lộc Sơn phản chủ, không những không áp dụng những biện pháp mạnh để hạn chế tập quyền mà ngược lại còn nhân nhượng vô nguyên tắc đối với các Tiết độ sứ có binh lực mạnh. Một số người có thế lực còn công khai yêu cầu quyền kế thừa Tiết độ sứ phải là cha truyền con nối hoặc do các tướng sĩ lập nên. Sau đó dứt khoát không chịu nghe theo sự bổ nhiệm của triều đình. Bọn họ tập trung đại quyền: quân đội, chính trị, của cải vào mình, trở thành nước trong nước. “Từ quốc môn” (chỉ kinh thành) trước đây đều đã phân chia thành phương trấn rồi. Điều đó có nghĩa là cục diện “Phiên trấn cát cứ”, kéo dài từ loạn An – Sử cho đến khi nhà Đường bị diệt vong. Từ đó trở đi, cuộc đấu tranh giữa các thế lực cát cứ địa phương với chính quyền trung ương nhà Đường chưa bao giờ ngừng lại dù chỉ một khắc và đã trở thành một trong những nội dung chủ yếu của lịch sử nhà Đường.
Năm 773 sau Công nguyên, Tiết độ sứ Ngụy Bác vì để dụ dỗ các tướng lĩnh thân cận của An – Sử đến đầu hàng mình nên không thèm để ý đến ý kiến của triều đình, đã công nhiên lập “Tứ thánh từ” cho cha con An – Sử để tưởng nhớ đến bạn cũ, lại còn yêu cầu Đường Đại Tông phong ình chức Tể tướng. Đường Đại Tông tuy trong lòng rất tức giận bất bình nhưng chẳng còn cách nào nên vẫn phải phong cho ông ta làm Tể tướng, gả con gái mình là Vĩnh Lạc công chúa cho con trai ông ta.
Đầu năm 775 sau Công nguyên, Điền Thừa Tự công thành đoạt dã, ngạo mạn vô lễ chọc giận rất nhiều Tiết độ sứ. Thành Đức Tiết độ sứ Lý Bảo Thần, Tri Thanh Tiết độ sứ Lý Chính Kỷ chủ động cầu xin nhà Đường đồng ý đánh dẹp Điền Thừa Tự. Đường Đại Tông cũng muốn nhân cơ hội này trừ bỏ Điền Thừa Tự, vì thế đã hạ lệnh cho Tiết độ sứ Ngụy Bác từ bốn phía bao vây để tiêu diệt Điền Thừa Tự.

Điền Thừa Tự tuy dũng mãnh hơn người nhưng không thể lấy ít địch nhiều. Sau vài lần giao chiến, cháu của ông ta là Điền Duyệt bị đại bại, kiêu tướng Lô Tử Kỳ bị bắt làm tù binh, các phó tướng Hoạch Vinh Quốc, Bùi Chí Thanh lần lượt phản bội, quân Đường từ bốn mặt hợp vây. Lý Bảo Thần và Lý Chính Kỷ đã hợp binh ở một nơi, chuẩn bị cắt ngang Ngụy Bác. Điền Thừa Tự thấy vậy vô cùng hốt hoảng, nhưng trong lúc khẩn cấp bỗng nghĩ ra kế “Phân hóa để làm tan rã, từng bước đột phá” để hóa giải thế bao vây chặt và chặn ngang lưng.
Tháng 9, Điền Thừa Tự lệnh ột số binh lính lần lượt ngụy trang thành binh sĩ của Lý Bảo Thần và Lý Chính Kỷ, sau đó truyền bá cho nhau về chuyện thưởng phạt, lương hưởng bên này nhiều bên kia ít để gây mâu thuẫn, thực hiện kế ly gián. Quân lính của Lý Chính Kỷ nghe nói quân Thành Đức được đãi ngộ hậu hĩnh thì bắt đầu có lời oán thán. Lý Chính Kỷ sợ binh lính bất ngờ làm phản vội vàng lui binh. Lý Bảo Thần thấy thế cũng rút lui theo. Thế là Điền Thừa Tự đã trừ bỏ được mối nguy hiểm “bị chém ngang lưng” đồng thời kéo rộng lỗ hổng của vòng vây ở hai phía tây bắc và tây nam, chiến cục bất ngờ dịu đi.
Tháng 10, Điền Thừa Tự lại sai người đem những con số về quân số, số áo giáp và binh khí, quân lương đi du thuyết Lý Chính Kỷ: “Thừa Tự tuổi đã quá 80, sắp đến lúc chết rồi. Các con chẳng ra gì mà cháu là Điền Duyệt thì càng bất tài. Những gì hôm nay ông ấy làm chẳng qua cũng chỉ là cơ sở để sau này người xây dựng sự nghiệp lớn. Người cần gì phải hao binh tổn tướng để tự hủy hoại cơ nghiệp của mình?”. Lý Chính Kỷ nghĩ lại thấy Điền Thừa Tự cũng đã 70- 80 tuổi, con của ông ta thì chẳng phải đối thủ của mình, gia nghiệp Điền Thừa Tự sớm muộn gì chẳng về tay mình, thế là vô cùng vui sướng, án binh bất động. Các đạo quân Hà Nam ở gần Lý Chính Kỷ cũng vì thế mà không dám tiến lên.
Chiến tranh phía nam tạm dừng, Điền Thừa Tự cũng trừ được mối lo ở phía nam, thoát khỏi tình thế bất lợi bị bao vây tấn công, tập trung được lực lượng để lo phòng ngự phía bắc.

Mối đe dọa ở phía bắc chủ yếu là từ Thành Đức quân Lý Bảo Thần và Phạm Dương quân Chu Thao. Điền Thừa Tự thừa hiểu rằng Lý Bảo Thần muốn có được địa bàn của Chu Thao – cố hương Phạm Dương. Vì thế ông ta bí mật sai người chôn một hòn đá trong thành Phạm Dương, trên đó có khắc hai câu: “Nhị đế đồng công thế vạn toàn, tướng Điền vi lữ nhân uyến”. Sau đó lại sai thuật sĩ đi nói với Lý Bảo Thần rằng Phạm Dương có thiên tử khí, nên cố gắng giành lấy, đồng thời đem theo hòn đá chôn trước đó vừa đào được cho Bảo Thần xem. Lý Bảo Thần xem bài văn trên đá, nhất thời không hiểu nghĩa. Vừa lúc đó Điền Thừa Tự gửi tới một bức thư, hẹn cùng với Lý Bảo Thần cùng nhau liên kết tấn công Phạm Dương, sau khi giành được Phạm Dương sẽ thuộc về Bảo Thần, Điền Thừa Tự thì chỉ là “lân bang”. Lý Bảo Thần thấy lời của thuật sĩ, bài văn trên đá và thư của Điền Thừa Tự hoàn toàn giống nhau, chắc chắn là ý trời đã định, liền phái đội quân tinh nhuệ đánh Phạm Dương. Một mặt đốc thúc Điền Thừa Tự nhanh chóng dẫn binh đến vây đánh. Điền Thừa Tự lại gửi thư tới nói rằng: “Trong thành đang có loạn lạc, không có cách nào dẫn quân tới được. Chữ viết trên tảng đá chỉ là nghi ngờ thôi chứ không phải là sự thực.” Lý Bảo Thần thấy vậy vô cùng tức giận, Chu Thao đã quay trở về thành Phạm Dương trấn thủ nên Lý Bảo Thần đành phải rút quân về, không những không đánh được Điền Thừa Tự mà còn phải đề phòng Điền Thừa Tự đến tiến công mình.
Lúc ấy, Điền Thừa Tự giải quyết được nguy cơ ở phía Bắc, thế trận bao vây của nhà Đường đã bị thất bại. Điền Thừa Tự lại dâng biểu tạ tội, Đường Đại Tông một lần nữa không có cách nào khác đành miễn tội cho Điền Thừa Tự và khôi phục lại quan tước cho ông ta. “Nhân hóa tan rã, trúc nhất đột phá” là kế tốt để bảo toàn lực lượng, hóa giải trùng vây không tốn giọt máu nào, chuyển từ thế bị động sang thế chủ động. Trong cạnh tranh kinh tế, tình huống đối mặt với nhiều đối thủ là rất nhiều, do vậy dựa vào kế này để giải thoát khó khăn biến yếu thành mạnh là vô cùng cần thiết.
Ở Tây âu có 3 công ty A, B, C cùng kinh doanh một mặt hàng như nhau. Trong đó công ty A lớn nhất, thực lực hùng hậu nhất. Còn hai công ty nhỏ B, C trước thế lực đàn áp của công ty A dần dần nảy ra ý phản kháng. Tuy thực lực lực của công ty A hùng hậu nhưng nếu liên hợp với B và C thì rất khó, đừng nói gì sát nhập 2 công ty mà ngay cả duy trì thị trường trước mắt e rằng chẳng được. Do vậy, công ty A đã áp dụng sách lược “phân hóa để làm tan rã, đánh đổ từng thứ”.
Một hôm, đại diện đàm phán của công ty A chủ động tới gặp công ty B tiến hành đàm phán. Đại diện của công ty A tiết lộ ý của công ty C, nói là công ty C đã đề xuất yêu cầu tiến hành hợp tác với công ty A, hy vọng vấn đề này sẽ giải quyết sớm, đồng thời cho rằng toàn bộ thị trường sẽ do hai công ty tự do phát triển. Sau đó công ty A đề xuất với công ty B: công ty A tuy ngầm liên hợp với công ty C đối kháng công ty B, nhưng suy nghĩ kỹ vẫn muốn hợp tác với công ty B vì quí công ty có tương lai hơn. Đợi sau khi giành được thị trường của công ty C, chúng ta sẽ chia đôi, không biết ý kiến của quí công ty thế nào.

Sau khi thảo luận nghiêm túc, công ty B thấy bản thân không thể đối kháng được công ty A, huống hồ cả công ty A và C hợp lại, cho nên đồng ý liên minh với công ty A.
Ngày hôm sau, cuộc đàm phán diễn ra, người phụ trách công ty B ngồi vào đàm phán và nói “Vô cùng cảm ơn thành ý hợp tác của lãnh đạo công ty nhưng ý kiến chia 50/50 mà công ty đưa ra chúng tôi không dám nhận, cứ dựa vào thực lực thì chúng tôi chỉ lấy 40 thôi”. Cuộc đàm phán đã đạt được thành công tốt đẹp.
Không lâu sau thị trường của công ty C nhanh chóng rơi vào tay của 2 công ty A, B. Nhưng cũng cách đó chẳng lâu, công ty B hoàn toàn tuyên bố phá sản. Thị trường Tây âu bị công ty A thống lĩnh.

Mẹo: Bạn có thể sử dụng trái, phải, A và D bàn phím để duyệt giữa các chương.
Chúc các bạn đọc truyện vui vẻ!
Hãy ủng hộ TruyenHayHo bằng cách đánh giá truyện và chia sẻ link nhé!