Ngồi bên chiếc ghế cạnh đó, Nhã Chi ngập ngừng hỏi:
– Có phải anh giận em không?
Đang ghi toa thuốc cho cô, Huy lạnh nhạt đáp:
– Làm gì giận. Buồn vui trong anh không liên quan đến em, đừng có hỏi. Anh không thích bị ai tra gạn, nhất là em đó.
– Em biết anh không vui khi em gặp Thư với mấy lời cho cô ấy, trong lần gặp đó. Nên cả tuần nay, anh đâu trò chuyện với em.
– Biết vậy, sao còn hỏi. Những lúc nhàn rỗi, em gẫm lại đi. Anh có hứa với em điều gì chưa. Tỏ tình yêu trong lòng cho em lúc nào. Mỗi lần có ai tìm anh là em có mặt, rồi không nói lời này, cũng xen vào lời khác, ngụ ý cho bạn bè biết em là vợ vậy.
Giọng Huy vẻ khó chịu mỗi lúc một gắt gỏng hơn:
– Thư đau khổ vì ai. Có phải một tay mẹ em không. Chuyện của người lớn anh không trách. Nhưng cô ấy là bạn của anh, tụi anh quen nhau khi Thư Thư chưa biết anh là bác sĩ, con độc nhất của ông Việt kiều. Anh nói cho em biết, cô ấy không thích chàng bác sĩ.
– Xin lỗi, em không biết ý anh. Nhưng…
– Nhưng sao, em cứ nói, đâu có gì phải ngập ngừng. Anh chúa ghét.
Hít thật sâu không khí vào lòng ngực lấy can đảm, Nhã Chi nhìn anh, đáp nhỏ:
– Em muốn nói hôm ấy ba mẹ anh có ngỏ ý, và ba mẹ em cũng bằng lòng gả em cho anh rồi. Cho nên, em mới dám. Vì em sợ Thư gắn bó sâu đậm với anh, chừng ấy chuyện rắc rối sẽ xảy ra.
Huy quay lại, ánh mắt gắt gao, khó chịu:
– Bây giờ là thế kỷ mấy mươi rồi. Anh hơn nửa đời người, đâu phải thằng thanh niên mới lớn mà cha mẹ đặt đâu anh ngồi đó. Còn em nữa, trong mắt anh là cô bệnh nhân tội nghiệp mà thôi. Chưa hề yêu làm sao sống bên nhau mà cưới. Tại sao em không nghĩ chứ?
– Anh có nói với ba mẹ chưa?
Bạn đang đọc truyện full miễn phí tại Truyện Hay Ho chấm Com
– Ba mẹ ai? Lợi dụng lòng thương của ba mẹ anh, qua sự chìu chuộng của bà mẹ yêu dấu, là Nhã Chi đó sao. Em mua chuộc lòng yêu thương và sự rung động thật sự của trái tim anh đi, mà lại có thái độ đó.
Nhã Chi lắp bắp nhìn anh với ánh mắt thành khẩn.
– Vậy là anh thương Thư Thư thật rồi sao?
– Bây giờ chưa yêu ngày mai chưa biết được? Nhưng anh và cô ấy có khoảng thời gian thân thiết. Thư thật thà, vui vẻ, ngay thẳng và có sự phấn đấu không mêt mỏi. Đó là đức tính đặc biệt.
– Còn Nhã Chi là ngược lại phải không?
Huy đặt toa thuốc trước mặt cô, giọng thật lạnh:
– Em là bệnh nhân, điều anh quan tâm ở em là tâm trạng, bệnh lý. Chúng ta chưa bao giờ là bạn bè, tụ tập, đi rong bên nhau, nên tất cả về phạm vi đó ở em, anh không biết, không hiểu. Còn với Thư Thư thì khác, không thể so sánh ngang hàng được. Xin lỗi.
Anh thản nhiên quay lưng đi. Nhã Chi gọi:
– Quốc Huy! Nghe em nói nè. Anh đừng đi mà.
Cô giơ tay, bước theo anh, nhưng Huy rời cổng tự phút nào. Nhã Chi tực cửa trông theo, mắt đong đầy lệ. Bà Ngọc từ ngoài cổng với giỏ trái cây nặng trĩu trên tay vừa rời xe bước vào. Bà đặt giỏ và đến bên Nhã Chi, ân cần hỏi:
– Chuyện gì làm con khóc, nói mẹ nghe. Biết đâu mẹ sẽ gỡ rối được cho con thì sao?
– Dạ, không có gì đâu mẹ. Tại anh Huy kêu con ở nhà nghỉ ngơi, con không chịu, đòi theo nên mít ước vậy thôi. Mẹ mới lên hả?
– Xe thằng Huy mới chạy ra đó hả? Hèn chi thấy chào mà mẹ đâu biết ai. Con bớt chưa? Đừng có giấu mẹ nhạ Để mẹ cùng lo với thằng Huỵ Nếu không, ông bà nói mình lợi dụng họ thì không hay đâu. Bà đưa Nhã Chi vào nhà. Tình cảm hai bên rất khắng khít. Ba mẹ Huy vừa ý, bởi bà rất thích nét dịu dàng, ít nói nhưng ngọt ngào của Nhã Chị Nếu Huy cưới Nhã Chi, ông bà mừng lắm, và sẽ về Pháp sống bên đứa con gái xinh xắn của họ những ngày còn lại.
Nhã Chi ngã bệnh, bà Thanh, mẹ của Huy cuống lên, lo lắng hết lòng. Bà cư xử chăm sóc cô như người mẹ. Nhã Chi bật khóc. Mẹ Nhã Chi ngọt ngào kể lại từng ý của Huy và quyết định của anh về lời ngỏ ý của ông bà không thông qua Huy, bởi đây là cuộc hôn nhân của anh.
Mẹ Huy giận lắm, bà tìm đủ lời để tra gạn. Mẹ Nhã Chi không hề giấu giếm chuyện kể về Thư và người mẹ điên ấy. Bà kể một cách tỉ mỉ bằng lời ngọt ngào và câu chuyện kết thúc đầy ý nghĩa:
– Chị Thanh à! Thư Thư hay Nhã Chi được về làm dâu nhà chị thì tôi và ba nó đều an tâm, hãnh diện. Bởi con của chồng hay con của vợ đều là con của chung, tự bên ấy có thành kiến nên buồn giận mẹ con tôi. Chứ cha con chồng vợ của anh ấy có tái hợp, tôi sống với con gái mình cũng vui, cũng hạnh phúc vậy. Giờ mình già rồi. Có gì đâu.
Bà Thanh cau mày hỏi với vẻ lo sợ:
– Bà ấy điên à? Lâu chưa, sao không điều trị?
– Có dòng điên mà. Ba của con Thư cũng cố gắng chạy chữa chứ, nhưng không sao hết được. Tính di truyền, mình biết làm sao. Chứ nhìn chị ấy chạy nhong ngoài đường, quần áo te tua, ngủ bờ bụi… mình cũng buồn cho số phận đàn bà nữa.
– Không ai coi chừng bà ấy sao? Lỡ có chuyện gì thì khổ lắm
Giọng mẹ Nhã Chi thật thà và buồn:
– Bên ấy cũng làm đủ cách, chịu đựng mệt mỏi. Con bé Thư lại không chịu cho ba nó đem lên trại tâm thần Biên Hoà gởi và điều trị. Bà ấy điên không hề do ông ấy, thế mà nghe lời thêu dệt, Thư Thư hận tôu và Nhã Chi, nên biết Huy quen với con gái nhà tôi, Thư Thư cố tình xen vào cho Huy đổi ý và chống trả với anh chị quyết liệt là vậy.
Bà Thanh gật gù, tay vuốt má Nhã Chi an ủi:
– Con yên tâm đi. Bác đã gợi ý, con mới bằng lòng. Vả lại, con và Huy quen nhau trước Thư Thư mà. Đâu thể xa con dễ dàng, để bác chấp nhận cô gái tự tung, tự tác ấy về làm dâu nhà này. Nhưng…
– Nhưng sao chị? Ý chị dạy thế nào, con gái tôi sẽ nghe lời mà. Nhã Chi vốn hiền lành, ngoan ngoãn, nhất định không để chị phiền lòng đâu.
Ánh mắt yêu thương, lo lắng của một bà mẹ làm bà Thanh cảm động. Bà hiểu quyết định của mình quan trọng với Nhã Chi ghê lắm.
– Chị à! Ý tôi muốn nói, chị nên đối với thằng Huy bình thường, đừng bao giờ nhắc đến cưới hỏi. Còn Nhã Chi, đừng có tự ái, giận hờn vì nó, cứ dịu dàng, chào hỏi, lo lắng bình thường như ngày nào. Từ từ bác tính.
Nhã Chi vuốt tay bà và đưa lên áp má mình, cô lặng lẽ khóc.
– Cám ơn bác đã thương con. Dù anh Huy không thương, con vẫn chờ, vẫn đợi ngày anh ấy chuyển ý. Bao lâu con vẫn không nản lòng, chỉ cần hai bác cho con ở lại đâu săn sóc.
– Con thật sự không giận thằng Huy sao?
– Dạ, đàn ông con trai, ai chẳng có lúc phân vân không biết chọn ai cho hạnh phúc lâu bền. Anh Huy cũng ở trong giai đoạn đó. Tính của Thư Thư nóng nảy, bướng bỉnh, tự ái cao dễ cộc cằn chống trả. Anh Huy tuy dễ dãi, nhưng tính ghét hung dữ.
– Ý con muốn nói là một thời gian ngắn, Huy chán nản chứ gì?
– Dạ đúng vậy. Thư muốn anh Huy nhất nhất nghe theo, phục tùng ý Thư muốn. Anh Huy không thể chôn tự ái của mình, rốt cuộc họ sẽ chia tay nhau thôi. Chừng ấy Huy sẽ cảm động trước tấm chân tình của con mà.
Bà Thanh vỗ nhè nhẹ vào má Nhã Chi, cười:
– Tội nghiệp con gái tôi. Nếu chừng ấy, ông bà này chưa nằm xuống, nhất định tổ chức đám cưới thật linh đình cho xứng tấm lòng vàng của con, và chị với tôi sống một nhà chắc là vui lắm há.
Bà Ngọc cười vui vẻ:
– Có bà mẹ nào không vui, không cám ơn trời đất khi con gái mình có được bà mẹ chồng tốt chứ. Không xúc động làm sao được. Nếu chị cho phép, tôi sẽ làm bạn chăm sóc cho nhau trong quãng đời còn lại bên con gái mình, còn gì vui vẻ hơn nữa.
– Chị nói hợp ý tôi đó. Mình già rồi, hạnh phúc của con là niềm vui trọn vẹn của mình. Được ở gần trò chuyện còn gì bằng. Mai này tôi và ông ấy sang Pháp, có chị Ở với Nhã Chi tôi vui lắm. Chứ thằng Huy đi hoài, nhà lớn quá một mình ở tôi không an tâm.
– Chị nói cũng phải. Cơ ngơi đồ sộ như vậy, có một mình Nhã Chi quán xuyến. trông nom làm sao được. Thằng Huy đi miệt mài. Tôi ở bên, thương yêu lo lắng cho vợ chồng nó, vừa hạnh phúc, vừa an tâm, tôi mừng lắm.
– Câu đó để vợ chồng tôi cám ơn mới phải. Thằng Huy có mẹ thương yêu như chị, tôi còn lo gì nữa. Đám cưới xong là tôi bay liền. Ở bên này, tôi nhớ Quốc Hương quá đi.
Bà Ngọc gật gù đồng tình:
– Làm mẹ ai chẳng vậy. Chị thưa với anh nhà cho tiến tới lễ cưới để mình an tâm. Nếu không, Quốc Huy có thể thay đổi ý. Vì Thư Thư luôn dựa vào Huy, tiền bạc và mọi khía cạnh. Nghe đâu Thư còn nhờ Huy đem mẹ mình lên bệnh viện điều trị nữa đó.
– Vậy sao? Thằng Huy nó thế nào, có nghe lời con bé đó không?
Thấy bà Thanh với vẻ lo lắng, bà Ngọc ngọt ngào hơn:
– Lòng nhân đạo có mới hành nghề bác sĩ chứ. Huy ắt chiều ý và giúp đỡ Thư nhiệt tình rồi. Cha con bé có sang thăm, nghe nói ông bà ngoại bán nữ trang, giúp Thư đưa mẹ lên đây điều trị.
– Xin chị khoan đề cập với anh nhà về vấn đề này. Cứ để Huy tự do chọn cho mình người vợ. Có như thế hạnh phúc mới trọn vẹn, đời sống vợ chồng mới có ý nghĩa. Vả lại…
– Ý chị muốn nói gì, cứ phơi bày. Chúng ta là chị em mà.
Bà Ngọc ngập ngừng, thở mạnh trước khi nhỏ giọng:
– Nhã Chi đẹp và hiền lành, luôn nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Ngược lại Thư Thư tính ngang ngược. Huy sẽ so sánh hai người con gái, và một ngày không xa, QH sẽ biết nên chọn ai. Vì người đàn ông luôn thích người vợ đảm đang nên Nhã Chi sẽ được chọn.
– Chị có ý nghĩ tốt. Nếu bị gán ép, quý tử của tôi sẽ bực bội và ghét Nhã Chi. Để tự nó chán nản con bé ấy và chọn Nhã Chi, lúc đó chúng mới thương nhau lâu dài hạnh phúc hơn, thật tế nhị.
Bà Ngọc dịu dàng hơn:
– Chuyện của tụi nhỏ, cứ để chúng nó giải quyết. Anh lớn tuổi, áp huyết lên xuống bất thường, để anh ấy tức giận không nên. Chuyện gì từ từ rồi đâu cũng vào đấy thôi.
– Vậy thì để bọn trẻ tự quyết định đi há.
– Dạ. Cảm ơn chị đã thương yêu Nhã Chi.
– Đâu có gì. Tự con gái của chị dễ thương, ai chẳng có cảm tình chứ.
Khi bà Thanh khuất dáng, Nhã Chi nhìn mẹ, cười vẻ thỏa mãn. Cô nép vào người mẹ, hỏi nhỏ:
– Dưới ấy sao rồi mẹ?
– Có gì đâu. Ba con làm sao thương đứa con bất hiếu ấy mà sợ. Nhưng nghe đâu, ông bà ngoại của con bé định đưa mẹ nó lên đây điều trị.
– Ba cho tiền chứ gì.
– Dễ à. mẹ giữ sổ sách chi thu, ông ấy có muốn cũng đâu có tiền. Còn bà nội dễ gì. Chắc là con Tâm lén lút chồng, gởi về cho. Lần này gặp bên chồng con Tâm, mẹ có cách để không cho con Tâm hỗ trợ. Xem bà ấy có tiền điều trị không cho biết.
– Chừng nào anh Huy cưới con rồi, mới yên tâm. Chừng ấy, con mới thưa với ba cho chút tiền để Thư lo cho bà ấy. Còn bây giờ, con lo lắm. Anh Huy luôn lạnh nhạt, có lẽ anh ấy đang tìm cách gần gũi Thư Thư.
– Chứ không phải tụi nó đang ghét, đang hận nhau sao?
Thở dài, Nhã Chi buồn bã:
– Thì cũng có. Vì Thư nghe con trò chuyện, nghi rằng Huy yêu và sắp cưới con nên mới ở nhà của ba mẹ anh và còn được ba mẹ Huy thương. Thư giận và không cho anh ấy gặp mặt. Huy tìm mãi không gặp. Nghe đâu Thư không còn ở chỗ cũ. Anh ấy giận lây sang con là vậy đó.
– Con phải dịu dàng, chịu đựng, đồng thời lấy lòng cha mẹ Huy. Còn Thư để đó, mẹ sẽ có cách. Cố gắng sau này với cơ ngơi đồ sộ được thừa hưởng, mẹ con ta sướng cả đời, còn lo gì nữa.
– Còn ba?
– Ông ấy có sự nghiệp của bà cụ để lại đó chi. Mẹ dứt khóat, sống thoải mái, lệ thuộc bà cụ khó tính, một ông chồng nhu nhược, mẹ chán lắm rồi.
– Mẹ định xa ba sao? – Nhã Chi kêu lên.
– Dĩ nhiên rồi. Bộ con tưởng mẹ yêu ông ta, xa không nổi sao? Lầm to.
– Bộ mẹ muốn bỏ dưới ấy thật sao? Ba thương mẹ thật đó.
– Biết rồi. Nhưng mẹ không dựa và kinh tế của ông ấy thì mẹ không nuôi con ăn học đến nơi đến chốn được nên ngày đó mẹ mới chấp nhận. Sau bao năm củng cố, mẹ có đủ khả năng dứt khoát với họ để sống tự do được rồi.
Nhã Chi thở dài khuyên mẹ:
– Mẹ à! Ba thật lòng thương mẹ, mẹ muốn gì, nói gì, ba cũng nghe. Giờ xa nhau, sợ ba chịu không nổi chứ. Con thương ba thật đó mẹ.
– Thì mẹ biết ông ấy thương mẹ lắm. Nhưng cái tính nhu nhược, không có sự cứng rắn suy xét, nội bảo gì cũng nghe, mẹ bày vẽ gì cũng chấp nhận. Đàn ông như ông ta mẹ ghét lắm.
Nhìn mẹ với sự dò xét, Nhã Chi gợi chuyện:
– Vậy là mẹ đã tìm cho mình một đối tượng rồi chăng?
Khoát tay bà cười, gương mặt sáng lên. Nhìn vẻ hạnh phúc trên gương mặt mẹ, Nhã Chi biết bà đã tìm được người vừa ý, cho dù bà lắc đầu bảo:
– Thôi đi, thôi đi. Đừng đề cập đến chuyện đó nữa. Từ từ rồi con cũng sẽ biết ông ấy. Nhưng chưa phải là lúc để ra mặ t.
– Ông ta biết mẹ sống với ba bao năm qua không?
– Sao lại không? Đây là kế hoạch của ông ấy mà. Cho con hay, mẹ đã mua được căn nhà trên này rồi. Hôm nào tiện, mẹ sẽ đưa đến ấy cho biết.
– Ai đứng tên?
– Mẹ chứ ai. Bộ con tưởng mẹ tin đàn ông sao? Chuyện tình cảm và quyền lợi phải biết tính toán kỹ lưỡng, đâu ra đó. Chứ mẹ đâu có điên để ông ta đứng tên, lỡ ông ta trở quẻ thì mẹ khổ à?
Nhã Chi thở dài gật gù. Bà Ngọc trấn an, giọng vui vẻ.
– Yên tâm đi. Mẹ của con muốn làm gì là biết cách tháo gỡ mà. Nhưng chưa phải lúc đâu, con cứ vui vẻ mỗi lúc ông ấy lên thăm nhá.
– Mẹ phải khéo léo đó.
– Mẹ biết rồi. Bao nhiêu năm nay, có ai biết đươc. gì mà con sợ.
– Có gì phiền lắm, con không muốn.
Họ cùng tựa vào nhau trong nụ cười ấm cúng hạnh phúc. Hai mẹ con không ngờ, bên ngoài có người vào tìm Huy và đã tựa vào cánh cửa nghe được từng lời, từng thủ đoạn của họ đã áp dụng từ bao năm nay. Người ấy từng bước trở về, nỗi chua xót dấy động lòng người. Không ai ngờ người ta gắn bó với nhau vì tiền. Kẻ thích sự ngọt ngào của những người đàn bà thủ đoạn thì phải nhận hậu quả thôi. Đó là cái giá phải trả vậy.