Sau những lúc miệt mài học tập, Thư chống cằm, ngồi bên cửa sổ nhìn xuống đường, lòng buồn vời vợi. Ánh Hoa đến bên cô, khẽ bảo:
– Ê! Đến kỳ nộp tiền nhà rồi đấy. Lão bà bà mới cho thằng nhóc đưa giấy báo. Tính sao đây nhỏ?
– Thì gom tiền lại nộp cho lão bà bà. Vậy cũng hỏi, bộ bệnh hả?
– Nhưng cuối tháng, thi cử liên miên. Có đứa nào về nhà được đâu mà có đủ ngân lượng để “cống nạp” cho lão bà bà đúng hạn chứ.
Thư liếc bạn, cau mày bảo:
– Thi cử đâu liên quan đến chuyện kinh tế, mà là cái tính xí xọn, xài ẩu tả mới lâm vào tình trạng kiệt quệ. Lúc ra bách hóa sao không nhăn, không nghĩ đến lúc bà chủ hỏi thăm sức khỏe? Tôi thấy bà vui vẻ lắm mà.
– Bởi vậy bây giờ mới than thở vì hối hận nè, không thấy sao?
– Thì đem hối hận đó xuống dưới nhà ca cẩm đủ kiểu với bà chủ, xin khất lại. Lưỡi của bà cũng dẻo lắm, cầu viện với tôi chi cho mệt.
Ánh Hoa phụng phịu. Yến Linh nằm trên giường phụ hoạ:
– Thư Thư là đầu tàu. Thuyền trưởng đưa con tàu đến bến bình yên mà. Chẳng lẽ quân sư đành lòng trước sự khủng hoảng tiền tệ này sao?
– Đối với tụi này là vấn đề nan giải, nhưng với Thư là chuyện nhỏ.
Liếc về hai bạn, Thư nhún vai, mặt quay đi giận dỗi:
– Đâu phải thừa tướng mà nịnh không biết mỏi vậy. Đúng là cái môi dư da của bà đó. Ăn thì muốn đủ chất lượng, trang phục thích mô đen, hàng xịn mới chịu. Lười biếng, lại thích hưởng thụ, không thèm đi dạy. Hậu quả nghèo túng, phải chịu thôi. Ai đứng mũi sào cho bà mãi, bộ kiếp trưới tôi có nợ của bà sao? Dẹp.
Yến Linh nhướng mắt, phân bua:
– Lão bà bà ấy đủ ngân lượng mới chịu nhận, thiếu một xu cũng dẹp. Hoàng Nga và nh? Kim Anh một đồng chuộc mạng cũng không có, chứ bộ hai công chúa này sao mà cằn nhằn. Đóng vai bà Tám hồi nào vậy, madam?
Bạn đang đọc truyện full miễn phí tại Truyện Hay Ho chấm Com
– Vậy bà làm quân tử cho hai ả đó đi, nói với tôi làm chi?
– Hứ! Nếu có đủ, ai trình lên thủ trưởng chi cho tốn hơi. Bộ nghe giảng đạo tai không ù sao? Tại bị động thôi mà, ai muốn.
– Một tháng quý bà kẹt mấy lần đây? – Thư cao giọng hơn – Hứ! Quen thói phong lưu quá phải vay thôi.
– Bởi vậy mới noí. Trời sinh vậy rồi, lên lớp hoài cũng thế thôi.
– Vậy cũng ráng nói. Còn ma đầu này thì sao?
Ánh Hoa nhìn Yến Linh. Hiểu ý, cô đáp:
– Ánh Hoa chờ viện trợ, hàng từ thiện cứu khổ dân nghèo chưa đến. Biết bao giờ. Bởi vậy mới xin bà cho “cẩm nang” nè. Nếu không, ai muốn thấy ánh mắt điều tra, xét hỏi của bà. Bộ người ta không có tự ái sao?
Thư cong môi, mắt nhìn xuống đường, bực bội:
– Sang phòng khác tị nạn thì mấy mẹ khóc lóc, níu kéo lại. Còn tạm trúc ở đây, một tháng hết ba mươi ngày cứu đói. Bộ dạy kèm dễ kiếm tiền sao? Về cúng chùa không nhang đèn, hỏi ai chịu nổi. So ra mấy mẹ, con khổ sướng hơn đây?
– Thì đầu tháng, tụi này không chơi đẹp, xả láng với bà sao?
– Ai cần sự bất thường đó mà noí. Chơi cho hết mình, ăn thoải mái cho đủ đô, cho mát trời để rồi nửa tháng sạch sẽ. Ra đường mặc hàng xịn, trong túi một đồng chuộc mạng cũng không có. Bực mình, không noí đi.
Yến Linh cùng Ánh Hoa cười khì trước lời hài tội:
– Giận thì giận mà thương thì thương. La cho đã đi, rồi xì hơi, có cách giải quyết êm đẹp là đủ rồi. Bà làm gì không có đấu pháp chứ.
Thư kêu lên, mặt xám, vẻ hốt hoảng:
– Trời ơi! Ánh Hoa! Ba tao và bà ấy tới kìa. Làm sao đây?
– Sao lại đột xuất vậy trời? Dám đem nhỏ về gả cho Đài Loan kiếm chút cháo lắm à. – Yến Linh chêm vào với vẻ giễu cợt.
– Vậy cũng giỡn được sao bà chằn?
– Chắc đi mua gì đó, hay thăm con gái bà ấy rồi ghé tạt qua một chút cho có tiếng vậy mà. Lo gì chứ.
Thư lẩm bẩm bảo:
– Tao sang phòng Hồng Thắm trú đỡ nghen. Đừng noí tao có nhà nghe Hoa.
– Biết rồi. Quân sư ra lệnh là em tuân chỉ tuyệt đối mà.
– Ông bà ấy lên tới rồi. Tao bay à nha. – Thư bối rối, mặt căng thẳng hơn.
Yến Linh với theo Thư cùng nụ cười nhếch môi:
– Ê! Bên ấy, nhớ đề ra kế hoạch cho phương hướng tới nha Thư. Bên này, tao tự biên tự diễn, không xuất sắc không lấy bằng khen với huy chương đâu. Chỉ cần có tiền thanh toán cho lão bà bà cho bọn mình là đủ rồi.
Thư liếc bạn thật sắc trước khi lách mình sang phòng bên. Ánh Hoa nhướng mắt, đưa ngón cái lên, bảo:
– Yến Linh! Dịp may hiếm có, không tận dụng cơ hội là chưa biết làm kinh tế. Nhỏ xem chị lên sàn diễn nè, hàon thành nhiệm vụ trên giao một cách xuất sắc.
– Cầu nguyện nhằm giờ linh nên quới nhơn xuất hiện kịp lúc. Thật là hết kỵ.
– Khách thập phương có nhân duyên nên đến đâu để nạp cống phẩm, bà xem tôi lên đồng nhé. Không giống cô Năm bóng trong trùm sò, không lấy tiền à. Thật mà, bộ không tin sao nhìn y như ông trùm vậy, bà cóc?
– Biết rồi. Màn kéo đúng lúc, bắt đầu diễn được rồi đấy. Xấu thì đừng đóng vai buồn nhá. Chơi tới luôn, bệnh gì cử há.
– Có gì, phụ hoa. nha.
– Biết mà. Đó là phận nô tài, xin nương nương tiến bước.
– Nịnh thấy sợ luôn hà. Bà đóng vai chính mới phải đó.
Yến Linh cười, bảo:
– Ê! Hạ mình một chút, lưng đâu có bị tật mà sợ. Bù lại mình được cái hầu bao nặng nặng là êm trời mây rồi. Vụ này, bà đóng đạt hơn tôi.
Ánh Hoa và Yến Linh nhìn ra cửa phòng, khẽ cúi đầu:
– Tụi con kính chào bác à. Mời hai bác ngồi cho khỏe.
Yến Linh mở lời:
– Có phải bác nhín thời gian lên đây thăm Thư Thư không ạ?
– Sẵn dịp lên thành phố mua đồ, bác ghé thăm. Thư đâu rồi cháu?
Ông Khải, ba Thư nhìn quanh phòng, ngọt ngào hỏi.
– Đặt hai ly nước cạnh ông, Ánh Hoa mở lời:
– Suốt ngày Thư đi dạy, vì nhiều chỗ mới đủ xoay trở nên ít có ở nhà lắm. Bác có gởi tiền và thư cứ để trên đầu giường. Thư về, con sẽ chuyển cho.
– Thi xong rồi sao không về nhà, con bé lại đi dạy nữa à?
Ánh Hoa giọng trầm buồn, mắt nhìn ông khẽ lắc đầu:
– Tháng rồi ngoại bệnh, mẹ của Thư cũng không được khỏe, nên Thư mua thuốc, gởi về nhà. Tiền lại khó kiếm, Thư phải dạy thêm nhiều cỗ mới đủ trả nợ cũ bác à. Cuộc sống của Thư vất vả vạn lần tụi cháu lận.
– Tụi con thuê phòng này bao nhiêu? – Bà Ngọc lên tiếng.
– Dạ, năm trăm, nhưng đến năm đứa ở nên chi phí cũng ít bác ạ.
– Có hai giường thôi sao? – Ông Khải nhìn quanh rồi hỏi.
– Dạ, tối tụi con xuống gạch ngủ. Đứa nào bệnh và mệt thì ngủ ở trên giường. Thư đi dạy nhiều nên tụi cháu đặc biệt cho Thư một giường. Tội Thư lắm bác trai à. Mùa hè, bệnh Thư tái phát, năm nào cũng vậy. Thư lo lắng nên gầy đi, mặt xanh xao hơn xưa nhiều lắm.
– Sao con bé không về xin nội? Bà vẫn có ý trông Thư mà.
Ánh Hoa thở dài, tỏ vẻ chán nản:
– Tụi con có gợi ý chứ. Nhưng Thư tự lập là ít, chán gia đình thì nhiều. Nếu bác có nhớ đến Thư, một đứa con mà bác đã bỏ rơi từ khi Thư còn bú mẹ, tự động bác đến thăm và cung cấp như bác từng cho con gái của vợ mình vậy.
Yến Linh phụ họa cho tâm tư ông xao động hơn:
– Thư nghĩ mình là con, chắc bác sẽ không quên. Còn bác không đến, tức nhiên trong lòng bác không có Thư. Cho nên về xin bác, tủi thân Thư buồn thêm. Thà cực khổ mà không phải mừng rỡ không phải nhìn ánh mắt đố kỵ của bác gái.
– Bác đâu có quên, tự Thư không thèm về thôi.
– Dạ, con có phân tích chứ. Bổn phận làm cha mà, ai không nhớ chứ. Chắc bà bận quá nhiều chuyện nên không tiện ghé thăm. Còn Thư thì không có thời gian, bởi vì, không đi dạy thì đói khổ.
Ánh Hoa giơ tay vạch từng móc áo của Thư và lên tiếng:
– Bác trai xem nè. Thư không có một bộ đồ đẹp nữa. Đám tiệc toàn là khác trang phục của tụi con không hà. Nhiều lúc tự ái nổi dậy, Thư dứt khoát với bạn bè cũng vì cái nghèo đeo đẳng ấy, bác trai.
Màu áo đã bạc, cũ rích ấy đập vào mắt ông, lòng se thắt:
– Mẹ Thư sao bệnh vậy, con biết không?
– Nắng lên, thần kinh căng thẳng, la hét, xuống sông trầm mình. Thư vừa lo cái ăn, chuyện học hành, vừa lo cho cuộc sống và thuốc thang cho mẹ mình. Tội nghiệp lắm, ý là tụi con bạn bè với nhau đó.
– Thư kể chuyện gia đình cho tụi con nghe hay sao mà tụi con biết từng chi tiết vậy?
– Mỗi người sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng sống chung trong một phòng, ngoài bốn cô bạn này, đâu có ai hiểu và thương chứ. Mẹ thì điên điên dại dại, nhà lại nghèo, không ai giúp đỡ tiền bạc trong suốt bốn năm qua, nếu tụi con không hỗ trợ, Thư còn học đến ngày nay sao?
Yến Linh khó chịu trước khuôn mặt bà, nhưng ngọt ngào hỏi:
– Bác gái không vừa ý về vấn đề này à? Vậy con xin lỗi nha.
– Bỏ đi. Yến Linh! Con biết Thư Thư cần bao nhiêu không?
– Bác cho thật hả? Đừng gạt Thư Thư, tội lắm đó bác.
– Bác biết rồi. Thư nợ nhiều không?
– Dạ, gần hai triệu lận. Để Thư đi dạy sẽ có tiền hoàn lại cho chủ mà.
Ông Khải nhìn vợ. Bà ngần ngừ có vẻ không muốn xuất tiền cho Thư.
Ánh Hoa còn ngần ngại gì không khích bác bà Ngọc cho thỏa lòng Thư:
– Bác à! Thư một ngày một túng thiếu hơn. Nếu bác còn nhĩ đến chút tình nghĩa với con gái mình thì bác cho Thư một ít tiền. Còn bác gái không thích, không cho thì thôi vậy.
– Bác biết.
– Thư tuy không tiền, nhưng thái độ của bác gái đây, nhất định Thư không bao giờ nhận đâu. Thư nghèo, nhưng tự trọng không nhỏ.
Ông Khải bực dọc in trong mắt hướng về vợ mình:
– Bà đưa cho Yến Linh hai triệu đi, con bé thiếu thốn quá rồi. Yến Linh! Con kêu Thư Thư sắm thêm quần áo cho có với bạn bè.
– Nếu đưa cho Thư Thư, mình không đủ mua đồ cho mẹ nó.
Ông cau mày trước sự cản trở nhẹ nhàng của vợ:
– Mua không được thì kỳ sau mua, có gì mà nhăn chứ.
Yến Linh xen vào, giọng như trách cứ:
– Xin lỗi, nếu bác gái kông vui vẻ thì thôi đi. Mấy năm nay không có ai hỗ trợ, Thư vẫn học, vẫn sống vui vẻ vậy. Bác biết không? Con từng noí phải biết mềm lưng đúng lúc để có tiền hàng tháng của nội mà lo cho mẹ chứ. Tiền của bà mà. Nhưng Thư bảo rằng: “Thư ghét nhận tiền khi ánh mắt ganh tỵ của bác gái đây thân tặng. Thư không thích thái độ nịnh bợ, a dua để chiếm đoạt tài sản của người khác. Nếu cần tiền mà giống bác gái đây thì Thư Thư không còn là Thư Thư nữa”.
Ông Khải nhìn vợ với ánh mắt khó chịu, trách cứ. Ông bảo:
– Con nhắc với Thư cứ xài đi. Tiền thuốc cho mẹ, bác sẽ gởi cho ông ngoại. Bảo Thư ráng giữ gìn sức khỏe nha.
Ánh Hoa nhận tiền của bà Ngọc trao, con bé vỗ tay cười thích thú:
– Ối giời ơi! Thế là nhỏ Thư trả hết nợ nần rồi, hết kỵ luôn, Yến Linh ơi. Đêm nay nhỏ Thư cười hết số luôn, thăng một giấc đến sáng cho nhỏ hết trăn trở còn gì.
– Làm như nhỏ chưa từng thấy tiền vậy, không sợ bác gái cười bây giờ.
Ánh Hoa vươn mắt, cười xòa:
– Mình thì số tiền này là chuyện nhỏ nha, nhưng nhỏ Thư thì chưa lần có được, bộ Linh quên sao. Dạy kèm làm gì có chứ? Thư về không nhảy cẫng lên mình thua đó, cá không?
Hai cô vui vẻ ngoéo tay cười. Ông Khải nghe lòng nhẹ nhõm. Không ngờ hư can trường, phấn đấu trong cuộc sống sinh viên như thế. Xót xa lần lần đi vào lòng ông qua tiếng thở dà i.
– Bác trai à! Thágn sau bác nhớ đến nhá. Để thôi con gái bác đói chưa từng thấy đó, thiếu cây đàn và cái lon Guigoz nữa là gia nhập cái bang, giống hết xẩy luôn. Thật đó bác à.
– Bác sẽ cố gắng.
– Không phải cố gắng mà papa phải nhất định, nhất định ghé nha. Thay mặt Thư, con cảm ơn hai bác, nhất là bác gái đây. Nếu không có sự đồng cảm, rộng rãi của bác, dễ gì Thư có đươc. số tiền lớn này.
– Đâu phải của bác.
– Dù vậy, nếu bác ích kỷ về nhà cằn nhằn, Thư đâu có lần sau nữa, hả Ánh Hoa? Cho nên, phải cám ơn madam luôn là vậy há.
– Chứ còn gì nữa. Ôi giời ơi! Có tiền, cảm ơn một ngàn lần cũng được mà, há bác trai. Vạn tuế papa, một vạn vạn tuế luôn.
Ông Khải cười vui vẻ chào họ. Hai cô nhóc liến thoắng ấy đưa “Mạnh Thường Quân” xuống đường, không tiếc lời tâng bốc nào cả khiến bà Ngọc bật cười, dù lòng tưng tức không sao chịu được.
Yến Linh và Ánh Hoa đánh tay vào nhau trước mặt lạnh như tiền của Thư. Hoàng Nga từ ngoài trở vào, tay che miệng:
– Lúc nãy đi học về, định vào phòng, nhưng nghe hai diễn viên đang xuất thần với vai diễn độc đáo của mình. Không ngờ Thư ơi! Hay như thật. Nếu Yến Linh của mình học nghệ thuật sân khấu, chắc chắn đậu thủ khoa đấy.
– Eo ơi! Ta đóng vai tỳ nữ một cách xuất sắc, sao không kém?
– Sao lại không? Trong vai nô tì, Ánh Hoa lúc dạo đàn, lúc vô vọng cổ không chê vào đâu được. Thật là tài sắc vẹn toàn. Nếu ai kể lại, chưa chă9″”c Hoàng Nga này tin à nha. Thật là hết sẩy luôn.
Yến Linh ôm tiền, cười toe toét:
– Chuyện nhỏ. Nhận vai thì diễn cho đạt mới ăn ké được chứ.
– Ê, Yến Linh! Thương làm sao cái nỗi đau của bà ta, đưa tiền môi cười cười, nhưng bụng thì tức căm gan luôn. Nhưng làm sao không đưa cho được, bởi hai con a đầu vừa đưa bà lên, vừa đẩy bà vào ngõ cụt mà. Đành phải móc ra thôi.
Thư liếc bạn, cười:
– Bộ tả tình, tả cảnh thê lương lắm sao mà hầu gia tặng xuất hát này cao dữ vậy? Chuyện khó tin mà có thật à.
– Dĩ nhiên rồi. Đây là vật chứng, nhân chứng, nhỏ tâm phục khẩu phục chưa? Yến Linh, Ánh Hoa một khi chịu lên sân khấu là phải biết.
Thư liếc dài, chỉ xuống nhà, cười:
– Lão bà bà dưới nhà chờ sự diễn xuất của hai a đầu đó. Xuống dưới mà ca cẩm đi.
– Yes, madam! Tự giờ chỉ chờ bấy nhiêu đó thôi. Cảm ơn nha.
Thư trong theo bóng Yến Linh với nụ cười trên môi.