Tên thái giám Tiểu Như Ý vâng ý chỉ của Khang Hi hoàng đế đi thẳng tới cổng nhà người đàn bà vừa để chờ đợi cũng vừa để điều tra.
Hắn được biết chồng nàng họ Vệ, có mở một tiệm vải tại đường lộ lớn Lư Mã Đại Nhai.
Hôm đó nàng về quê thăm mẹ.
Người chồng vốn rất yêu vợ nên có dặn thế nào tôi cũng phải về nhà.
Biết được vậy rồi, Tiểu Như Ý bèn bỏ tiền ra mua chuộc tên phu xe, còn hứa thêm là nhất định kiếm cho một chức quan sai vặt trong cung.
Tên phu xe sung sướng đến điên người, vội vàng gật đầu đồng ý tiếp tay.
Đến giờ, người đàn bà từ biệt mẹ ra cửa lên xe đi.
Tiểu Như Ý cũng đẩy một chiếc xe lặng lẽ theo sau.
Hai chiếc một trước một sau chạy thẳng vào cung đến mãi công sau Vườn Ngự uyển mới ngừng.
Người đàn bà xuống xe, nhìn thấy phong cành nơi đây đồ sộ nguỵ nga khác hẳn mọi nơi, bất giác giạt nẩy mình.
Tên thái giám tiến ngay lại trước mặt và nói cho nàng biết duyên cớ.
Hắn còn nói thêm nếu được nhà vua sủng hạnh, thì đến ngay chồng nàng cũng được hương giàu sang phú quý nữa.
Người đàn bà này vốn chẳng phải loại trinh tiết đáng trọng gì nên khi nghe nói tới chuyện hoàng đế sủng hạnh, nàng sung sướng đến nhảy lên được.
Thế là nàng chịu ngay, và hý hừng bước theo Tiểu Như Ý tiến thẳng vào vườn Ngự uyển bái kiến Khang Hi hoàng đế ở Giáng Tuyết trại.
Nhà vua vừa thấy người đàn bà bước vào, vui mừng không tả xiết vội chạy tới cầm tay và kéo nàng vào lòng mình.
Tên thái giám Tiểu Như Ý thấy vậy vội tránh đi nơi khác.
Đêm hôm đó Khang Hi hoàng đế lưu hành ngay tại Giáng Tuyết trại.
Bạn đang đọc truyện full miễn phí tại Truyện Hay Ho chấm Com
Ngài chiếu cố tới người đẹp luôn một lèo đến mười hôm, không thèm ra khỏi trại môn nữa.
Rồi một đạo Thánh chỉ hạ xuống, phong ngay người đẹp làm Vệ phi.
Ngài cũng cho vời chồng của người đẹp vào cung thưởng cho chức ngự tiền thị vệ quan.
Vợ chồng nhà này thường qua mặt hoàng đế ngấm ngầm thì thụt với nhau.
Vệ phi có điểm đặc biệt là trong người nàng luôn luôn tiết ra một mùi thơm phức ai ngửi thấy cũng phải khoái thích mê luyến.
Những nơi nàng đi qua thường phảng phất mùi hương không tan, người ở xa cũng có thể ngửi thấy.
Những áo lót của nàng quyện mùi hương hết sức nồng nàn, giặt đến mấy cũng không hết.
Mỗi khi nàng tắm, nước tắm còn lại phát ra một mùi thơm ngát, đến nỗi bọn cung nữ không muốn đổ đi nữa.
Nhân đó hoàng đế sủng ái thật hết sức đặc biệt.
Ngài thường gọi nàng là Hương mỹ nhân.
Không ngờ Vệ phi mới vào cung có bảy tháng đã sanh hạ một thằng bé mập mạp kháu khỉnh tiếng khóc giòn đã to lớn.
Hoàng đế ngài lấy làm yêu quý vô ngần.
Bởi yêu mẹ nên ngay từ lúc thằng bé mới sinh hoàng đế đã có ý muốn lập làm thái tử.
Ngài đặt tên thằng bé là Dân Trinh.
Về sau, nó này trở thành Ung Chính hoàng đế.
Thời đó, bọn cung nữ được Khang Hi hoàng đế lâm hạnh nhiều lắm, và cũng khá nhiều cô sinh con.
Vệ phi sợ đám anh em đông đảo này tranh nhau, nhất là con nàng lại đích thị là con của người chồng cũ, thảng hoặc có kẻ điều tra ra, thì khó lòng làm được thái tử cho nên nàng thường khẩn cầu với hoàng đế về vụ này.
Khang Hi hoàng đế vị nể nên cung vui lòng đáp ứng, nhưng Dân Trinh còn nhỏ tuổi quá, bởi vậy việc lập thái tử tạm đình lại, ít năm nửa sẽ xét.
Nhưng trong số ít năm đợi chờ đó, nhà vua còn sáng tạo ra biết bao chuyện phong lưu kỳ thú nữa.
Bao nhiêu việc lớn của triều đình ngài phó thác cho vài vị cô mệnh đại thần trong số này có một vị tên Ngao Bái, tính tình hết sức gian ác độc địa.
Bái ỷ thế mình là lão thần của tiên hoàng nên quát tháo doạ nạt cả hoàng đế.
Khang Hi có khuyên y từ từ bàn tính thì y cũng bất chấp, lại còn doạ cáo quan.
Y ngấm ngâm kết bè lập đáng nhân hối lộ, tập trung quyền hành vào tay mình.
Một hôm Ngao Bái cưỡng bức nhà vua phái phong cho ông nội y làm Trần quốc công nhưng nhà vua không chịu.
Bái lấy làm giận lắm, mặt hâm hầm nói:
– Thần chịu trọng trách cố mạng, thế mà xin có một việc nhỏ cũng không được, vậy làm đại thần mà làm gì?
Nói xong Bái đập mạnh xuống bàn một cái thị oai rồi hằn học tính bước ra khỏi điện.
Lúc đó, đứng cạnh có một vị lão thần tên gọi Mã Ni Cáp Đặc cười nhạt nói:
– Còn quý đại thần mở miệng nói cố mạng, đóng miệng nói cố mạng, vậy xin hỏi ngài có thủ chiếu của Tiên đế không đã?
Ngao Bái nghe nói liền quay lại hỏi ngược lại vị đại thần kia:
– Quý đại thần có thủ chiếu của tiên đế không mà dám hỏi câu đó?
Mã Ni Cáp Đặc nghe hỏi gật đầu rồi thanh thả rút tờ thủ chiếu trong tay áo ra.
Khang Hi hoàng đế xem tờ thủ chiếu mới biết là thủ chiếu của tiên đế, phía trong còn có ngự ấn đóng son đỏ chói và ghi tên “cố mệnh đại thần” duy chỉ có mình Mã Ni Cáp Đặc mà thôi.
Thế là Khang Hi hoàng đế nổi cơn hung, quát bảo Ngự tiên thị vệ bắt trói Ngao Bái tức khắc, giao cho Hình bộ thấm vấn kết tội mạo xưng cố mạng đại thần, hỗn xược khi quân.
Thấy hoàng đế bắt tội tên gian ác, bọn ngự sử cũng dâng lên một tờ sờ nói Bái phạm có đến hai mươi tội lớn.
Tức thì hoàng đế hạ chỉ, sai đem Bái ra ngoài chợ chặt đầu chính pháp.
Sau khi giết Ngao Bái, Khang Hi hoàng đế bèn nghĩ tới việc lập thái tử để về sau khỏi bị bọn đại thần quây phá lôi thôi.
Rồi cũng vì việc lập thái tử này ngài nhớ lại lời khẩn cầu của Vệ phi.
Nhưng ngài lại nghĩ rằng mình có đến ba mươi lăm hoàng tử cả thảy, nếu lấy đệ tứ hoàng tử Dân Trinh, e rằng bọn này không phục chăng.
Theo lý ra Dân Nhung tuổi lớn hơn cả, tự nhiên được lập làm thái tử.
Nhưng Vệ phi lại là người được sủng ái nhất, chẳng lẽ lại làm cho nàng phật ý.
Vừa đi vừa nghĩ bất giác ngài đã tới cung Thuý Hoa.
Vệ phi chạy ra tiếp giá, đón vào nội viện.
Khi vào bên trong ngài thấy hai chiếc lồng bên trong có rất nhiều chuột bạch, mỗi lồng ước tới hai trăm con.
Ngài bèn hỏi thì Vệ phi tâu nói là nước Xiêm La vừa đem triều cống nên để đó.
Khang Hi hoàng đế nhìn hai lồng chuột, sực nhớ lại chuyện mình vừa tính, bèn sai người cho gọi đệ nhị hoàng tử và đệ tứ hoàng tử vào cung.
Một lát sau, nhị hoàng tử là Dân Nhung, tứ hoàng tử là Dân Trinh vâng chiếu có mặt.
Muốn thử xem tâm địa của hai hoàng tử, nhà vua bèn thưởng hai lồng chuột cho hai người.
Hai vị hoàng tử bưng lồng chuột tạ ơn rồi ra về.
Qua ngày hôm sau, ngài cho mấy tên nội giám thân tín ngầm tới cung hai vị hoàng tử để dò xét nghe ngóng.
Khi trò về, bọn nội giám tâu rằng:
– Nhị hoàng tử khi về tới cung liền tha cả lồng chuột, còn bảo nhốt chung tội nghiệp mất hết tự do chi bằng thá quách.
Tứ hoàng tử lại khác.
Khi về tới cung, tứ hoàng tử bèn đem hai trăm chuột chia làm ba đội dạy chúng đánh lộn.
Con nào không nghe theo lệnh tức thì đập chết.
Chơi kiểu đó, mới được một ngày, hai trăm chuột bị đập chết không còn một mống.
Khang Hi hoàng đế nghe tâu xong, bỗng nhiên sinh lòng chán ghét Dân Trinh vô hạn.
Do đó, bèn có ý muôn lập Dân Nhung làm thái tử.
Ngài bèn ngầm sai người gọi Đại học sĩ Minh Châu tới để thương lượng.
Minh Châu cũng hết sức đề cử nhị hoàng tử.
Thế là Khang Hi hoàng đế quyết định xong.
Cách ít hôm, mọi người thấy một đạo Thượng dụ hạ xuống lập Dân Nhung làm thái tử, một mặt đưa Dân Nhung vào ở trong Đông cung.
Bá quan văn võ đều dâng sớ chúc mừng.
Hoàng đế ban yến ngay điện Sùng Chính.
Bên Đông cung thì thật là vô cùng náo nhiệt, trái lên bên Thuý Hoa cung thì lại hoang vắng lạnh lẽo hết sức.
Hai mẹ con Vệ phi ngầm sai người gọi quan thị vệ vào cung bàn tính.
Thị vệ quan bảo Vệ Phi:
– Xưa kia, vợ chồng ta hoà thuận sung sướng biết dường nào.
Thế rồi bà bị tên hôn quân này cướp đem vào cung.
Lúc đó, ta nghĩ tới chuyện giết hắn.
Nhưng chỉ vì trong bụng bà còn có cái bào thai năm tháng cho nên ta nghĩ một khi hạ sanh trai tất ngày kia nó phải được nối ngôi làm vua, và ta trở thành vua cha.
Nay con ta không được làm vua nữa, điều đó cũng chẳng sao bởi vì ta đã có chủ ý.
Thế nào nó cũng được làm vua ta mới nghe.
Nói quyết vậy xong, họ Vệ còn bàn tính với Vệ phi một lúc lâu nữa mới ra về.
Vệ phi lại cho gọi Dân Trinh tới, bảo theo họ Vệ xuất cung du ngoạn.
Họ Vệ đem Dân Trinh về nhà mình rồi ngầm sai người mời một nhà sư Lạt Ma tới truyền thụ bản lãnh bùa chú luyện khí cho Dân Trinh.
Họ Vệ lại còn mời rất nhiều võ sĩ vê nhà để luyện võ cho Dân Trinh, nào múa đao đánh thương, nào dương cung bắn tên, nào là đủ lối đánh quyền nội ngũ hành, ngoại ngũ hành gì gì nhiều lắm.
Dân Trinh vốn tính trẻ con, hiếu động ham chơi, bởi thế rất khoái các ngón đấm đá.
Hằng ngày, Trinh lẻn ra khỏi cung để luyện tập võ nghệ làm vui.
Hơn nữa, Dân Nhung được phong lam thái tử, Dân Trinh tỏ ý bất phục.
Trinh càng cố gắng luyện võ cho có bản lĩnh rồi sẽ tìm cách cướp ngôi hoàng đế của anh.
Trinh ở trong cung đem ý này nói với bọn anh em Dân Đế tám người.
Bọn này cũng vốn ghét Dân Nhung, nên khi nghe Dân Trinh nói vây thì khoa chân múa tay, lấy làm khoái chí lắm, rồi cùng theo Trinh ra ngoài luyện võ chuẩn bị để đâm chém một keo.
Bọn Dân Trinh, Dân Đế, Dân Ngay, Dân Đường còn lập một cơ quan, ngầm sai người đi mời các Tiêu sư ở các Tiêu cục về truyền thụ võ nghé.
Tin tức đó loan ra, tức thì những tay hảo hán giang hồ ùn ùn kéo tới.
Dân Trinh nhờ được mẹ là Vệ phi giúp đớ, bèn lấy tiền của trong Đại nội ra để chu liệu.
Nhờ đó, Trinh mời được rất nhiều tay hảo hán nổi danh đương thời: nào là Độc tý Kim Cương Thiết Toái Lý, nào là Lãm Hai Giao, Điên hoà thượng, tên nào tên nấy đều kỳ quái, ghê khiếp cả.
Bên ngoài, bọn này làm cho thiên hạ một phen náo loạn cả lên, thế mà trong cung Khang Hi hoàng đế và thái tử Dân Nhung y như người nằm trong trõng chẳng nghe biết tý gì.
Hồi đó, Khang Hi hoàng đế có mời một nhà sư gọi là Diệu Giác hoà thượng.
Nhà sư này rất thông thạo kinh điển, lại giỏi thuyết pháp.
Ngài đưa vào ở trong lĩnh thất Doanh đài để ngày ngày thuyết pháp.
Nghe nhiều, ngài cũng có đôi phần lãnh ngộ.
Thái tử Dân Nhung thì theo Đại học sĩ Minh Châu nghe giảng giải văn học.
Minh Châu vốn bà con thân thích với hoàng đế, tuy làm đến tướng quốc, nhưng Minh Châu dốt bất thòng vặn mặc, chỉ nhờ tính giảo hoạt khôn khéo, đã từ chức nhỏ Bộ tào leo lên tới chức Đại học sĩ.
Y biết nhà vua và thái tử chú trọng về thơ phú, bèn gọi một số đông văn nhân về cung đốn đầy đù để cho họ làm thơ, làm văn rồi nhận lấy là của minh đem dâng vào cung.
Nhà vua và thái tử rất lấy làm khen.
Nhân dịp.
Chảu liền khuyên nhà vua cố gắng sáng tạo một sự nghiệp văn học để làm cái kế lưu danh muôn thuở.
Bọn văn sĩ đại thần như Trưong Anh, Nguy Duệ Giới thấy vậy, cũng hùa theo:
– Xin nhà vua thiết lập Tu thư quán.
Bọn này với Minh Châu vốn đã thông đồng với nhau từ trước, bởi vậy trước mặt Khang Hi hoàng đế, họ hùa nhau khải tấu để thực hiện cho kỳ được.
Thế là hoàng đế hạ chỉ, thiết lập Tu thư quán, triệu thỉnh văn nhân bốn phương, biên soạn các sách Khang Hi tự điển, Tử sinh tinh hoa, Bội văn vận phủ.
Con trai của Minh Châu tên gọi Nạp Lan Dung Nhược thường đến Tu thư quan, hề thấy ai có tài thì biếu tiền, tặng vàng, mời về phù sáng tác văn chương thay cho cha mình.
Có một hôm Minh Châu tướng quốc ngồi hầu chuyện hoàng đế ở Tây thư phòng.
Khi nói tới một đoạn chuyện cũ trong sách Trang Tử Nam hoa kính, hoàng đế bèn cho gọi một tên nội giám đi lấy cuốn sách này.
Tên thái giám đi lấy, nhưng không lấy cuốn Trang Tử Nam hoa kính mà lại lấy nhầm cuốn Lão Tử Đạo đức kinh, hoàng đế bực mình, giậm chân chửi tên thái giám là “đồ ngu” rồi quay sang bảo Minh Châu:
– Cái lũ ngu này, thật là chán.
Xưa nay thường nói “tay ngọc thêm hương đọc sách khuya” thì không biết cảnh tượng đó tuyệt biết dường nào! Trẫm nghĩ rằng người con gái tay ngọc thêm hương ấy hắn chẳng thô lỗ như bọn này.
Trẫm tính tuyển mấy đứa con gái nhà tử tế, không hiểu thi thư đưa vào cung làm nữ quan, trông coi thư phòng cho trẫm, há có nên chăng?
Minh Châu nghe ý kiến đó, về nhà lập tức sai người tới vùng Tô, Hàng chọn mua một số gái đẹp, mặt mày xinh xẻo, chưa có bó chân của các gia đình nghèo đem về nuôi trong biệt thự của mình rồi mời thầy dạy học đủ thơ phú văn chương.
Bọn gái đều vào tuổi mười ba, mười bốn; được cái trời cho thông minh, nên chưa đầy bốn, năm năm, mà thi ca, từ khúc múa hát, đàn địch, thảy đều thông thạo.
Lúc đó, chúng đã lên mười bảy, mười tám cả.
Đứa nào đứa nấy đều xinh đẹp quyến rũ.
Trong số đẹp nhất phải kể Kiều Hạnh, Tân Mai, Thanh Đào, Lệ Phương.
Bốn đứa này quả thiệt quốc sắc thiêu hương, nghiêng thành đổ nước.
Tướng quốc Minh Châu khoan khoái trong lòng cho rằng chuyến này có thể làm đẹp lòng được vị hoàng đế khả kính của mình.
Thế rồi Châu sửa soạn để đưa bốn trang tuyệt sắc mỹ nhân này vào cung..